Khi tham gia giao thông chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy với đồ đạc, hàng hóa chất ngổn ngang, cao ngất trên xe hay hình ảnh người ngồi đằng sau xe mang vác đồ cao, cồng kềnh. Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đối với các phương tiện khi tham gia giao thông, có thể là: cản trở giao thông, gây khuất tầm nhìn, và có thể gây tai nạn,… Nhận thấy rõ được sự rủi ro và nguy hại đối với hành vi này Nhà nước đã đưa ra những biện pháp xử lý các hành vi này. Vậy sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử lý như thế nào theo năm 2023?” nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
Chở hàng hóa như thế nào được xem là cồng kềnh?
Để có thể xét xem đâu mới được xem là hành vi chở hàng hóa cồng kềnh thì cần phải xem xem quy định về việc chở hàng hóa như thế nào sẽ được pháp luật cho phép. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều dài, chiều rộng và chiều cao đối với hàng hóa khi các xe tham gia giao thông như sau:
– Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
– Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
– Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
– Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
– Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Đi xe máy có được chở hàng cồng kềnh không?
Xe máy là một trong các phương tiện khi tham gia giao thông. Cũng như những quy định đã nêu trên thì hàng hóa cũng được quy định ở mức quy chuẩn đối với đối tượng xe máy. Chính vì vậy mà khi tham gia giao thông xe máy cũng không được chở hàng hóa cồng kềnh. Cụ thể như sau:
– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
– Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô;
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử lý như thế nào?
Khi đã vi phạm pháp luật thì cần phải bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này. Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 6 Nghị định 100/209/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
- Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
- Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
- Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
- Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
- Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
Bên cạnh đó, không chỉ hành vi chở hàng hóa cồng kềnh trên xe máy bị xử phạt mà hành vi chở người mang vác vật cồng kềnh cũng là một trong những hành vi vi phạm an toàn giao thông. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
- Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
- Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”.
Thông tin liên hệ
LSX đã đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề “Xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử lý như thế nào?”. Mong rằng những bạn đọc của LSX không phạm phải lỗi chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông. Ngoài ra, chúng tôi tư vấn dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Đất thổ cư có phải đóng thuế không?
- Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài
- Đất quy hoạch có được đền bù không?
Câu hỏi thường gặp
Người đi bộ khi tham gia giao thông mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Có. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Chiều cao đối với hàng hóa khi xe máy chở cao tính từ mặt đường xe chạy vượt quá 1,5 mét được xem là cồng kềnh.