Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Nội dung tư vấn
1. Xe máy được hiểu như thế nào? “Xe máy” – cụm từ quá quen thuộc với mỗi chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ khái niệm xe máy chúng ta cần đối chiếu đến văn bản pháp luật. Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, gọi tắt là quy chuẩn 41, điều 4 giải thích từ ngữ, mục 4.30 và 4.31 ghi rõ:4.30: Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350 kg đến 500 kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 4.31 của Điều này;
4.31: Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
Qua cách giải thích này, môtô chính là xe máy đang lưu hành theo cách gọi của phần đông người sử dụng. Theo đó, những xe số như Honda Wave, Yamaha Sirius hay xe ga như Vespa, Honda SH và môtô như Yamaha FZ150i, R3 đều được gọi chung là môtô trong các văn bản luật. 2. Xe máy được chở tối đa bao nhiêu người? Pháp luật hiện hành quy định về số lượng người tối đa được phép ngồi trên một chiếc xe máy, cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
Như vậy pháp luật chỉ cho phép tối đa 2 người được ngồi trên xe máy, tức là một xe máy chỉ được phép chở 1 người, trừ một số trường hợp thì có thể được chở tối đa 2 người. Việc đặt ra các trường hợp ngoại lệ ở trên là xuất phát từ tính chất khẩn cấp của hành vi và độ tuổi cho phép đảm bảo sự an toàn trong quá trình tham gia giao thông nên pháp luật cho phép chở tối đa 2 người. 3. Xử phạt vi phạm khi chở quá số người quy định Pháp luật đặt ra quy định về số lượng người được phép chở để đảm bảo sự an toàn cũng như sự phù hợp của loại hình tham gia giao thông. Do đó khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo những mức phạt khác nhau. Tại điểm l khoản 3 và điểm b khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;
Như vậy theo quy định trên thì người điều khiển xe môtô (xe máy) chở quá số người quy định bị xử lý như sau:- Nếu chở theo 2 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) thì bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
- Nếu chở theo từ 3 người trở lên trên xe bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng