Xét nghiệm ADN cha con cần những gì?

bởi Luật Sư X
xét nghiệm ADN
Quan hệ huyết thống trong nhiều trường hợp là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Do vậy, việc xác định được giữa hai người có quan hệ huyết thống với nhau hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, trong quan hệ cha, mẹ và con, việc xác định quan hệ cha – con trên thực tế thường xảy ra nhiều hơn so với việc xác định quan hệ mẹ – con. Vì việc xác định mối quan hệ mẹ – con thường dễ dàng hơn do hầu hết các trường hợp người phụ nữ sinh con ra thì đều được xác định là mẹ của đứa trẻ. Vậy xét nghiệm ADN cha con cần những gì?  Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giám định tư pháp 2012.
  • Thông tư 47/2013/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về ban hành quy trình giám định pháp y.

Nội dung tư vấn

Việc thực hiện xét nghiệm ADN nói chung và xét nghiệm ADN cha – con nói riêng thường nhằm 2 mục đích:

1. Xét nghiệm ADN cha con không vì mục đích pháp lý

Xét nghiệm ADN cha con không vì mục đích pháp lý là việc xét nghiệm ADN cha con chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Đây được coi là một quyền của cá nhân, do vậy việc thực hiện quyền này sẽ không bị bất kỳ cá nhân, tổ chức nào “ngăn cản”.

Khi thực hiện việc xét nghiệm ADN cha con nhằm mục đích cá nhân, thì người có nhu cầu xét nghiệm ADN sẽ chuẩn bị các đối tượng để có thể giám định được ADN như mẫu máu; lông, tóc; móng tay, móng chân; tế bào niêm mặc miệng,…gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định và sẽ được nhận kết quả khi tổ chức thực hiện giám định giám định xong.

2. Xét nghiệm ADN cha con vì mục đích pháp lý

Ngoài việc xét nghiệm ADN cha con nhằm phục vụ lợi ích cá nhân (không vì mục đích pháp lý), thì việc xét nghiệm ADN cha con trong nhiều trường hợp vì mục đích pháp lý như: làm lại giấy khai sinh, để được nuôi dưỡng, thừa kế, nhập quốc tịch, định cư, làm thị thực, bảo lãnh,…

Xét nghiệm ADN là một trong những loại việc của giám định pháp y. Việc xét nghiệm ADN có thể xuất phát từ nhu cầu của người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định.

  • Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
  • Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
  • Do có sự khác biệt giữa chủ thể có yêu cầu xét nghiệm ADN nên về thủ tục để tiến hành xét nghiệm ADN cha con của những chủ thể này cũng có sự khác biệt.

2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định ADN

Điều 25 Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định:

1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định

3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.

Theo tinh thần của điều luật thì để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định ADN để xác nhận quan hệ cha con thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì phải hồ sơ trưng cầu giám định, gồm có:

Quyết định trưng cầu giám định, phải có các nội dung cụ thể sau:

  • Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định ADN.
  • Họ, tên người được trưng cầu giám định AND (người cần xác định quan hệ cha – con).
  • Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định. Đối tượng giám định ở đây có thể là mẫu máu; lông, tóc; móng tay, móng chân; tế bào niêm mặc miệng,… (Thông tư 47/2013/TT-BYT).
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
  • Nội dung yêu cầu giám định: giám định AND.
  • Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định

Đối tượng giám định (như mẫu máu; lông, tóc; móng tay, móng chân; tế bào niêm mặc miệng,…) và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có).

Khi hồ sơ trưng cầu giám định ADN hợp lệ được gửi đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ được trả kết quả trong thời hạn được nêu trong quyết định.

2.2. Người yêu cầu giám định yêu cầu giám định ADN

Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về yêu cầu giám định tư pháp trong vụ án dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự. Theo đó:

1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định

Như vậy, để người yêu cầu giám định có thể thực hiện được yêu cầu giám định ADN của mình thì người yêu cầu giám định cần phải chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giám định, gồm có:

Văn bản yêu cầu giám định, phải có các nội dung sau:

  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
  • Nội dung yêu cầu giám định: giám định ADN.
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định. Đối tượng giám định ở đây có thể là mẫu máu; lông, tóc; móng tay, móng chân; tế bào niêm mặc miệng,… (Thông tư 47/2013/TT-BYT).
    • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
    • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
    • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Đối tượng giám định (như mẫu máu; lông, tóc; móng tay, móng chân; tế bào niêm mặc miệng,…) đồ vật có liên quan (nếu có).

Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Bản sao giấy tờ chứng minh bao gồm: bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực pháp luật; thông báo thụ lý vụ án,…

Khi hồ sơ trưng cầu giám định ADN hợp lệ được gửi đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định thì người yêu cầu giám định sẽ được trả kết quả trong thời hạn được nêu trong quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Xét nghiệm ADN cha con cần những gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm