Xúc phạm danh dự nhân phẩm người học bị phạt như thế nào?

bởi PhuongMai
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người học bị xử phạt như thế nào?

Mối quan hệ giữa thầy và trò được coi là một mối quan hệ thiêng liêng, cao quý nhất. Nghề nhà giáo từ lâu vốn là một nghề cao quý, nhận được sự tôn trọng của toàn xã hội. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội; mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng có nhiều sự thay đổi. Khi xã hội phát triển, vị trí của người thầy như bị giảm bớt. Nhiều trường hợp học sinh xúc phạm thầy cô giáo nặng nề. Vậy, ở chiều hướng ngược lại; hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người học bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài 6 phút. Trong đó, ghi lại cảnh tượng của một lớp học online; và giáo viên của lớp học đó đang buông nhiều lời lẽ không đúng chuẩn mực với học sinh của mình. Cô giáo này sau đó đã bị kỷ luật trước hội đồng trường. Chia sẻ thêm về vụ việc ngày hôm đó; cô cho biết do từ phía học sinh đã có những hành vi không đúng mực trước khiến cô không giữ được bình tĩnh.”

Căn cứ pháp lý

Luật Giáo dục năm 2019

Nghị định 04/2021/NĐ-CP

Các mức xử phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người học

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; các mức xử phạt trong lĩnh vực giáo dục gồm có:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền.
  • Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất; đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người học trong giáo dục

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục là:

  • Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục: 50.000.000 đồng đối với cá nhân; 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
  • Đối với các hành vi được quy định tại Chương II của nghị định này: mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Xử lý hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người học

Theo đó, hành vi này có thể đối mặt với các mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, cô giáo trong đoạn clip trên đã phải chịu kỷ luật trước hội đồng trường; hội đồng sư phạm. Tuy nhiên, theo những chia sẻ của cô; có thể thấy việc cô mất bình tĩnh xuất phát từ những hành vi trước đó của người học. Được biết, học sinh này đã trả lời không đúng chuẩn mực khi được cô hỏi. Sau đó, lại có hành vi mở nhạc có chứa lời lẽ tục tĩu nhằm phá buổi học ngày hôm đó của cô.

Mặc dù học sinh này đã chối rằng hôm đó không tham gia buổi học; nhưng ban cán sự đã xác nhận rằng hôm đó học sinh này đã tham gia buổi học. Nếu thực sự học sinh này có hành vi như vậy; học sinh này cũng sẽ phải chịu sự kỷ luật đến từ hội đồng trường.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Xúc phạm danh dự nhân phẩm người học bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người học có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên có thể bị xử lý ra sao?

Người học có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Và có thể bị phạt đến 15.000.000 đồng nếu hành vi đó vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

Giáo viên xăm mình có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Pháp luật không có quy định về việc cấm giáo viên xăm mình. Tuy nhiên, nhìn từ vị trí là một giáo viên; là một trong những nhân tố hình thành nên tính cách của học sinh; học sinh có thể bị tác động bởi sự tò mò, và có thể thử xăm mình. Điều này có lẽ là một sự tác động không mấy tích cực đến đời sống của các em.

Giáo viên có được phép thành lập công ty không?

Giáo viên được coi là viên chức. Theo quy định của pháp luật, giáo viên không được phép thành lập công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm