Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao với vụ việc đối tượng Nguyễn Văn Sơn, 53 tuổi; kích động người dân chiếm đất, dựng chòi phản đối doanh nghiệp có tranh chấp; để quay video nói xấu công ty rồi cưỡng đoạt tài sản với số tiền 1,5 tỷ đồng. Trong bài viết này, Luật sư X sẽ đề cập tới vụ việc này.
Tóm tắt vụ án:
Công ty TNHH MTV Nam Nung xảy ra tranh chấp đất với người dân trên địa bàn huyện Krông Nô. Theo cơ quan điều tra, Sơn đã lợi dụng tình hình này để kích động, lôi kéo nhiều người tụ tập.
Ngày 26/7 Sơn vào khu vực đất cao su do Công ty Nam Nung quản lý để quay video; sau đó cắt ghép nội dung đăng lên Youtube. Hôm sau, ông ta đến trước cổng công ty – nơi người dân đang tập trung khiếu nại; xúi họ dựng chòi lán chiếm đất rồi tiềp tục ghi hình đăng lên mạng xã hội.
Cho rằng các video sai sự thật, lãnh đạo Công ty Nam Nung gặp Sơn; yêu cầu gỡ bỏ. Sơn yêu cầu doanh nghiệp phải “mua” lại các video đó với giá 1,8 tỷ đồng; nếu không sẽ đăng video ở nhiều nơi khác. Sợ ảnh hưởng đến uy tín, lãnh đạo công ty đã thương lượng, đồng ý đưa 1,5 tỷ đồng để Sơn dừng quay phim, đăng tải cũng như gỡ bỏ các clip liên quan.
Chiều tối qua, khi Sơn nhận 550 triệu đồng của nhân viên Công ty Nam Nung thì Công an tỉnh Đăk Nông phối hợp Công an huyện Krông Nô ập vào bắt quả tang.
Vậy Youtuber cưỡng đoạt tài sản như vậy sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua phần phân tích sau:
Căn cứ pháp lý:
Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản?
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực; thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản; của người có trách nhiệm về tài sản như:
Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình; doạ sẽ tố cáo việc phạm tội; hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…
Youtuber cưỡng đoạt tài sản sẽ đối mặt với mức án nào?
Trách nhiệm hình sự đối với tội cưỡng đoạt tài sản?
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định rõ tại Điều 170, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính, tương ứng với 4 khoản được quy định tại điều 170:
Khoản 1:
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khoản 2:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
Khoản 4:
Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung của hành vi cưỡng đoạt tài sản:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vi phạm các quy định về phòng chống dịch
Ngoài hành vi cưỡng đoạt tài sản đã nêu trên, đối tượng Nguyễn Văn Sơn còn vi phạm các quy định về giãn cách xã hội. Đối tượng đã kêu gọi người dân tập trung đông người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; trong lúc toàn tỉnh Đắk Nông đang thực hiện giãn cách xã hội.
Theo Khoản 5 Điều 4; Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người.
Đối với hành vi này, đối tượng có thể nhận mức phạt: phạt tiền tối đa 20 triệu đồng với cá nhân
Giải quyết vấn đề
Trong trường hợp này, chúng ta xét tới các tình tiết, hành vi của đối tượng Nguyễn Văn Sơn để xác định mức án:
Quay video, cắt ghép nội dung sai sự thật đăng lên Youtube.
Yêu cầu doanh nghiệp phải “mua” lại các video đó với giá 1,8 tỷ đồng; nếu không sẽ đăng video ở nhiều nơi khác.
Bị bắt quả tang khi nhận số tiền 550 triệu đồng cưỡng đoạt từ doanh nghiệp.
Với các tình tiết trên, cũng như các hành vi trên, đối tượng Sơn có thể chịu xử lý theo khoản 4, điều 170, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với mức án tối đa có thể lên tới 20 năm tù.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cầm dao cướp tài sản, nam thanh niên bị xử lý như thế nào?
- Giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản
- Con cái trộm tiền bố mẹ, sẽ bị phạt đến 20 năm tù
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Youtuber cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp“; vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ án; cũng như giải đáp thắc mắc về những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.