Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký công ty, đơn vị cung cấp hồ sơ đăng ký công ty phải nộp lệ phí trước bạ và lệ phí công ty sau khi nộp hồ sơ đăng ký công ty. Phí và lệ phí đăng ký công ty có thể được thanh toán trực tiếp vào sổ đăng ký thương mại hoặc chuyển sang sổ đăng ký thương mại hoặc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Các phương thức thanh toán khác nhau giúp bạn dễ dàng áp dụng. Mời bạn đọc tham khảo mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh mới năm 2023 trong bài viết dưới đây.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu về lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh, ta cần biết giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép
Mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh mới năm 2023
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Đa dạng các phương thức nộp lệ phí giúp cho việc nộp hồ sơ được thuận tiện, dễ dàng.
Các loại phí, lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh hiện nay bao gồm:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)
Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp
- Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên
Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập mà hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác,
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo tùy đối tượng thành viên là cá nhân hay tổ chức.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Đối với công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, quý khách nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua email chấp thuận và lên phòng đăng ký doanh nghiệp để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thời hạn thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Khắc dấu công ty
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty và không cần đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.
Bước 6: Mua chữ ký số (token)
Để tiến hành nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp cần tiến hành mua chữ ký điện tử. Hiện nay có các chữ ký số điện tử phổ biến như ACC, Viettel, BKAV, VNPT…
Bước 7: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
- Liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào bạn muốn để mở tài khoản cho doanh nghiệp, cầm theo con dấu và CMND giám đốc hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền. Không cần thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Lệ phí đăng ký biển số xe ô tô là bao nhiêu năm 2023
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký xe năm 2023 là bao nhiêu?
- Lệ phí nhập hộ khẩu cho con theo quy định pháp luật là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn kháng cáo hình sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh
Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử: Cá nhân/tổ chức thực hiện thanh toán điện tử phải trả phí sử dụng dịch vụ theo mức quy định của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Mức phí sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử là khác nhau đối với các nhà cung cấp khác nhau.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả lại phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp lại biên lai thu tiền đã cấp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hoàn trả phí theo quy định về quản lý tài chính.
Các đối tượng sau được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.