“Tai nạn” một cụm từ không ai muốn nhắc đến và cũng không muốn mình và những người xung quanh gặp phải. Tuy nhiên cuộc sống không ai có thể lường trước điều gì bởi nó có thể ập đến bất cứ lúc nào. Trên thực tế hiện nay có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra khi người lao động đi ăn trưa nhưng xảy ra tai nạn. Liệu rằng họ có được hưởng bảo hiểm hay không? Quyền lợi của họ được quy định như thế nào khi bị tai nạn như vậy. Bạn không cần phải tìm kiếm câu trả lời ở đâu xa chỉ ngay trong nội dung bài viết dưới đây thôi Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm khi bị tai nạn lúc ăn trưa nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2012;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015;
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
- Các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
Nội dung tư vấn
1. Tai nạn khi ăn trưa là tai nạn gì?
Tai nạn ở đây có thể là tai nạn giao thông hay tai nạn lao động,. vậy tai nạn khi ăn trưa rốt cuộc là loại tai nạn gì.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động như sau:
Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Mặt khác tại điểm a khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Như vậy trong trường hợp bị tai nạn khi ăn trưa là tai nạn xảy ra ngay tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc sẽ đáp ứng đủ điều kiện để được coi là tai nạn lao động.
2. Quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm với tai nạn lao động
Khi nhắc đến chế độ bảo hiểm đối với tai nạn lao động chúng ta cần hiểu rằng có hai dạng bảo hiểm là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội (chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động).
Chế độ bảo hiểm y tế
Thứ nhất, về căn cứ được hưởng bảo hiểm y tế:
Trong trường hợp này chúng ta hiểu rằng người lao động bị tai nạn khi ăn trưa. Do đó người lao động này thuộc trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó sẽ thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế14
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
Đồng thời người lao động không thuộc vào các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như: cố ý hủy hoại sức khỏe,…
Chính vì vậy, khi bị tai nạn lao động phải vào bệnh viện khám, chữa bệnh thì người lao động được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.
Thứ hai, về mức hưởng:
Nếu thực hiện khám điều trị đúng tuyến thì mức hưởng là 80% chi phí khám bệnh chữa bệnh theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Nếu thực hiện khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 sửa đổi bổ sug 2014 như sau:
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Lưu ý: Mức phần trăm ở khoản 3 Điều này là phần trăm của mức chi phí mà người lao động phải chi trả.
Bảo hiểm xã hội tai nạn lao động
Bởi vì có hai văn bản pháp luật đều quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, do đó một điều rất quan trọng mà chúng ta cần chú ý là thời điểm xảy ra tai nạn lao động.
- Nếu tai nạn lao động xảy ra từ thời điểm 2015 thì văn bản áp dụng phải là Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.
- Nếu tai nạn xảy ra trước 2015 thì phải áp dụng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp 1: Áp dụng cơ sở là Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015
Thứ nhất, về điều kiện hưởng: như đã phân tích ở trên người lao động bị tai nạn ăn trưa được xác định là tai nạn lao động nên đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động.
Thứ hai, về các chế độ cụ thể:
- Giám định lần đầu mức suy giảm khả năng lao động: Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015
Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Trợ cấp hàng tháng hoặc 1 lần tùy theo mức suy giảm khả năng lao động:
Điều 48. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp.
Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Lưu ý: Thời điểm tính hưởng trợ cấp: Tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú theo khoản 1 Điều 50 Luật ATVSLĐ 2015.
Do đó trường hợp mà người lao động bị suy giảm từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng, nếu từ 5 đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Trợ cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Cơ sơ pháp lý: Điều 51 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
Trường hợp bị tai nạn lao động mà tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật. Ví dụ: điếc có thể được cấp tiền mua máy trợ thính với mức là 2.000.000 đồng, niên hạn 01 năm
- Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật: Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015
Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy thời gian nghỉ để dưỡng sức thực hiện trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc và thời gian nghỉ sẽ phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Mức suy giảm càng cao thì thời gian nghỉ càng nhiều và ngược lại. Trong thời gian nghỉ này vẫn được hưởng một khoản trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở/ngày.
Trường hợp 2: cơ sở áp dụng là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Thứ nhất, về điều kiện hưởng: căn cứ theo các quy định tại Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động bị tai nạn khi ăn trưa hoàn toàn có đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.
Thứ hai, về các chế độ:
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Trợ cấp:
Điều 46. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 47. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Trợ giúp phương tiện dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
- Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thương tật:
Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Lưu ý:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Như vậy so sánh đối chiếu về các chế độ hưởng theo Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động được hưởng các chế độ tương tự nhau. Tuy nhiên chỉ khác ở mức hưởng khi hưởng chế độ dưỡng sức sau thương tật (Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Trong khi Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định mức hưởng là 30% mức lương cơ sở).
Do vậy việc xác định thời điểm xảy ra tai nạn rất quan trọng để làm căn cứ áp dụng pháp luật cho đúng.
3. Những lưu ý khi xảy ra tai nạn lao động
Khi xảy ra tai nạn lúc ăn trưa thì người lao động cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xác định tai nạn có xảy ra tại nơi làm việc hay không hay xảy ra ở bên ngoài nơi làm việc và có trong giờ làm việc hay không. Giờ làm việc ở đây không chỉ là thời gian đang làm các công việc mà thời gian ăn trưa cũng được tính là đang trong giờ làm việc;
- Xác định chính xác thời điểm xảy ra tai nạn để áp dụng quy định và xem xét việc trả các chế độ của người có trách nhiệm đã đúng hay chưa;
- Cần lưu giữ các giấy tờ tài liệu chứng minh tai nạn lao động của mình và có thực hiện khám chữa điều trị như kết quả giám định thương tật, hồ sơ bệnh án,….
Như vậy, tai nạn lao động là điều không ai muốn, do đó chúng ta cần lưu tâm trong quá trình thực hiện bất cứ hoạt động nào và nắm rõ các quy định pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của luật sư.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư lao động tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102