Hầu hết trên toàn thế giới, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đều được đăng ký; bao gồm: khai sinh, ly hôn, giám hộ,… Tại Việt Nam, vấn đề này đã có từ rất lâu(thời nhà Trần). Để hợp lý hóa thời đại cách mạng công nghệ, vị nhân sinh – chuyển đổi số cuộc sống; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch mà trước đó chủ yếu tồn tại dưới dạng sổ sách, giấy tờ; gây khó khăn trong việc lưu trữ, bảo quản và sử dụng.
Vì vậy, việc ban hành Luật hộ tịch là rất cần thiết. Các bạn có thắc mắc cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có những ưu, nhược điểm gì? Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu hộ tịch? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Các khái niệm liên quan
Hộ tịch
Hộ tịch được hiểu là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Sự kiện quan trọng thường được ghi nhận; bao gồm việc khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn; hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoá lãnh sự….
Pháp luật hộ tịch
Sau khi Luật Hộ tịch được ban hành, Chính phủ đã kịp thời có các văn bản hướng dẫn thực hiện như Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều; và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP;… Luật Hộ tịch; và các văn bản hướng dẫn được ban hành. Theo đó, pháp luật về hộ tịch được quy định theo hướng nâng cao hiệu lực; hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch; đồng thời tạo thuận lợi cho nhân dân khi tham gia vào các hoạt động hộ tịch.
Đăng ký hộ tịch
Quy định của Luật hộ tịch 2014 thể hiện rõ quan điểm đăng ký hộ tịch là đăng ký việc dân sự; hoặc cá nhân có liên quan có quyền tự do lựa chọn, quyết định; vừa đảm bảo thuận lợi tối đa cho công dân khi đi đăng ký cũng như khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hộ tịch sau này. Đồng thời; tránh cho UBND cấp xã khỏi những lúng túng trong việc xác định có hay không có thẩm quyền đăng ký hộ tịch trong nhưng tình huống cụ thể.
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Pháp luật về hộ tịch mà cụ thể là Luật này đã thể hiện rõ nét yêu cầu của cải cách hành chính trong quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch; về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch; và bảo đảm sự liên thông giữa pháp luật hộ tịch với pháp luật về cư trú; về căn cước công dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc UBND cấp xã nơi cư trú của người cha; hoặc người mẹ mà không ưu tiên nơi cư trú của người mẹ như trước đây.
Đăng ký giám hộ, nhận con nuôi
Thẩm quyền của cơ quan trực tiếp đăng ký việc hộ tịch; Luật quy định UBND thực hiện đăng ký giám hộ; nhận con nuôi có thể là nơi người giám hộ; hoặc người được giám hộ cư trú, người nhận con nuôi; hoặc người được nhận nuôi cư trú;…
Đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ có yếu tố nước ngoài
Trước tình hình gia tăng nhanh chóng các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài; Luật này đã chuyển thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh về đăng ký khai sinh, khai tử; giám hộ có yếu tố nước ngoài; và ghi chú vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; cấp lại bản chính giấy khai sinh cho người nước ngoài; và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh tại Việt Nam.
Đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con , nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh về đăng ký việc kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau cho UBND cấp huyện thực hiện. Trừ các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới do UBND cấp xã thực hiện.
Đăng ký việc hủy kết hôn, giám hộ và thay đổi hộ tịch, khai tử
Đây là những sự kiện hộ tịch quan trọng được pháp luật hộ tịch 2014 quy định bổ sung về thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch do UBND cấp huyện thực hiện.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Tại Mục 1 Chương V Luật hộ tịch 2014 quy định chi tiết về cơ sở dữ liệu hộ tịch; bao gồm: Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Theo đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành; được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
Trên cơ sở này; toàn bộ thông tin về các sự kiện hộ tịch của mỗi cá nhân được đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch được cập nhật chính xác; đầy đủ tử Sổ hộ tịch vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Ưu, nhược điểm của cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Ưu điểm
- Cho phép kết nối các sự kiện hộ tịch của mỗi cá nhân. Các sự kiện bao gồm: Khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ; giám hộ; cải chính hộ tịch,…
- Cho phép các thông tin hộ tịch của từng cá nhân sẽ được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng; và chính xác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc khi cá nhân đó cần sử dụng. Rút ngắn thời gian tìm, xử lý thông tin về hộ tịch; cho phép trích xuất thông tin ở bất kỳ đâu nếu ở đó có kết nối với CSDL hộ tịch điện tử.
- Là tiền đề để Luật hộ tịch quy định cá nhân có thể lựa chọn cách thức đăng ký hộ tịch phù hợp nhất. Cá nhân có thể yêu cầu đăng ký hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch bằng các hình thức: nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền; gửi hộ sơ qua đường bưu chính; hoặc đăng ký hộ tịch trực tuyến,…
Khó khăn
- Việc triển khai đăng ký các sự kiện hộ tịch được quy định cho chính quyền cấp xã; và cấp huyện làm gia tăng số lượng các cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Từ đó; kéo theo việc gia tăng yêu cầu về nhân sự và cơ sở vật chất cho hoạt động này.
Tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội chưa phát triển như các tỉnh miền núi phía Bắc; các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,… cũng là những địa phương có tỉ lệ công chức chưa đạt chuẩn cao nhất thì khó khăn đặt ra trong việc đào tạo, bồi dưỡng càng cao.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin là công việc vừa đòi đầu tư lớn về cơ sở vật chất và yêu cầu cao với người thực hiện. Đến nay, mới chỉ có 14/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trang bị cho 100% công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã máy tính có kết nối internet phục vụ riêng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; và 11 tỉnh đã trang bị cho trên 55% số công chức Tư pháp – Hộ tịch máy tính có kết nối internet phục vụ cho công tác này.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ cải chính hộ tịch (Tên, năm sinh)
Thủ tục trích lục Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Xác nhận vào Sổ Hộ tịch các sự kiện: Khai sinh; Kết hôn,…
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định giới tính;…
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật
Các khoản 1 và 5 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định:
* Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
* Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8 Luật Hộ tịch quy định:
“1. Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.”
Điều 11 Luật Hộ tịch quy định những trường hợp sau được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch:
“1. Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
2. Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
(Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài các sự kiện nêu trên, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí).