Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Vậy có được bán doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp bị tâm thần không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp một chủ. Giống với Công ty TNHH một thành viên. DNTN do một chủ thể đứng ra thành lập. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác.
Giao dịch dân sự do người bị tâm thần thực hiện
Theo quy định của Bộ luật Dân sự mới nhất thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Quyết định này được tuyên bố dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Trong trường hợp này, mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Bán doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp bị tâm thần
Theo quy định thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân bị tâm thần thì giao dịch này phải do người đại diện theo pháp luật (người giám hộ) thực hiện. Người giám hộ trong trường hợp này có thể là người giám hộ đã được lựa chọn từ trước khi chủ doanh nghiệp tư nhân bị tâm thần hoặc có thể là người giám hộ đương nhiên nếu chưa kịp lựa chọn từ trước. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý; người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ trên cơ sở bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người giám hộ. Việc lựa chọn người giám sát việc giám hộ phải tuân theo quy định.
Như vậy, để có thể bán doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp bị tâm thần thì cần đồng thời thỏa mãn các yếu tố sau:
– Việc bán doanh nghiệp phải do người giám hộ theo quy định của pháp luật thực hiện;
– Việc bán doanh nghiệp phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
– Việc bán doanh nghiệp phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thuờng gặp
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn, bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền; nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật