Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế thì số lượng các doanh nghiệp ngày một tăng lên với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau; trong đó, không thể không kể đến sự hình thành của các công ty cổ phần. Vậy thủ tục thành lập đối với công ty cổ phần như thế nào và ở quận Hoàn Kiếm, thủ tục thành lập công ty cổ phần cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Nội dung tư vấn
1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam? Công ty cổ phần là gì?
Theo khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về khái niệm doanh nghiệp như sau:
7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Hiện nay, dựa trên quy định của pháp luật, có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp nhà nước
Trong đó, Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về công ty cổ phần như sau:
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Như vậy, với những đặc điểm trên, công ty cổ phần có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
- Về ưu điểm: mức độ rủi do của các cổ đông không cao do chế độ trách nhiệm hữu hạn; có khả năng hoạt động rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; có cơ cấu vốn khá linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; có khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).
- Về nhược điểm: Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
2. Thực tiễn thành lập công ty cổ phần tại quận Hoàn Kiếm
- Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Quận này bao gồm nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da. Quận Hoàn Kiếm bao gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.
- Quận Hoàn Kiếm với vai trò là một trong những quận trung tâm của thủ đô về phát triển kinh tế – văn hóa – chính trị. Vì vậy, đây cũng là một trong những quận của Hà Nội thu hút lượng lớn các doanh nghiệp thành lập; trong đó, có loại hình công ty cổ phần. Hiện nay, có 14309 doanh nghiệp tại quận Hoàn Kiếm thì có 12347 doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, đây là một con số khá lớn chiếm đến 86,3% và có xu hướng tăng lên.
3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại quận Hoàn Kiếm
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp
Theo Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty cổ phần tại địa bàn quận Hoàn Kiếm thì cơ quan có thẩm quyền là Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội, trụ sở đặt tại Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (vì Phòng Tài chính – Kế hoạch chỉ nhận hồ sơ trực tiếp của đăng kí hộ kinh doanh). Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp là 03 ngày sau khi nộp đầy đủ hồ sơ. Sau 03 ngày xử ký, kết quả chủ công ty nhận về sẽ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Thông báo thuế, 01 con dấu công ty và 01 con dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật.
b) Trình tự, thủ tục thành lập công ty cổ phần tại quận Đống Đa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Theo điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014, hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập;
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
- Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh trong vòng 30 ngày sau khi được chấp nhận hồ sơ điện tử.
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại Phòng Đăng ký kinh doanh để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu tròn công ty
- Bộ hồ sơ pháp lý lưu hành nội bộ doanh nghiệp
Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng.
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.