Quốc tịch là yếu tố mà hầu hết ai sinh ra đều có; việc mang quốc tịch cho thấy bản thân là công dân của một quốc gia. Điều đó sẽ giúp họ được hưởng các quyền hợp pháp của quốc gia đó; cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, hiện nay không có ít các trường hợp có ý định muốn thôi quốc tịch Việt Nam. Với những lý do khác nhau muốn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy họ cần làm gì để thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam? Để đi trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 sửa đổi bổ sung luật năm 2008
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008
Nghị định 16/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Những trường hợp nào được xin thôi quốc tịch Việt Nam?
Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định:
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, việc xin thôi quốc tịch Việt Nam dựa trên nguyện vọng của mỗi người, đây là quyền của mỗi công dân. Một công dân được xin thôi quốc tịch Việt Nam khi người đó có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.
Những trường hợp nào chưa được thôi quốc tịch Việt Nam?
Việc xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền của mỗi công dân; tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam; nếu thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước; đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan; tổ chức; cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục; cơ sở chữa bệnh; trường giáo dưỡng.
- Nếu việc thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
- Cán bộ; công chức; những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ để thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
- Bản khai lý lịch;
- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: Đó có thể là bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân; Giấy khai sinh;….
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ; công chức; viên chức; phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan; tổ chức; đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu; cho thôi việc; miễn nhiệm; bãi nhiệm; cách chức hoặc giải ngũ; phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trình tự thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú.
- Trường hợp người đó đang cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Trường hợp chưa đầy đủ; không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để bổ sung; hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ; hợp lệ thì ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Đồng thời cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định; phải được đóng dấu treo của Sở Tư pháp.
Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch; thông báo lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, kể từ ngày đăng.
- Đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch.
- Trường hợp xin thôi quốc tịch cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
- Thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
- Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét; quyết định. Thủ tục xin thôi quốc tịch sẽ mất 75 ngày làm việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về nội dung “Thủ tục để thôi quốc tịch Việt Nam“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi thường gặp
Xin thôi quốc tịch Việt Nam vẫn phải đóng lệ phí theo quy định tại thông tư 04/2020/TT-BTP tại Điều 4 như sau:
“Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam với mức thu là 2.500.000 đồng/người”.
– Đối với công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước, thì nộp đơn tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú;
– Ở nước ngoài, thì nộp đơn tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam
Về nguyên tắc khi trở lại quốc tịch Việt Nam thì người đó phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, người được trở lại quốc tịch Việt Nam không bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.