Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, những quy định cụ thể về doanh nghiệp tư nhân taij chương VII của luật này về vốn đâu tư, quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, bán doanh nghiệp tư nhân, thực hiện quyền doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt. Quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Những ưu điểm và hạn chế của mô hình này là gì? Bài viết này sẽ phân tích về khái niệm doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2020 và những đặc điểm của loại hình này để qua đó giúp cho các cá nhân và tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp quyết định có nên thành lập mô hình này không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được tư vấn một cách cụ thể nhất.
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này để có sự lựa chọn đúng đắn.
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp Tư nhân đó.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.
Về phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.
Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động
Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;
– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải có thêm giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân của cá nhân/tổ chức được ủy quyền.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.
Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).
Có thể bạn quan tâm
- Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở bao nhiêu 2022?
- Hướng dẫn ghi to khai lý lịch tư pháp nhanh chóng
- Giấy tờ tùy thân bao nhiêu tuổi thì được cấp?
- Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái?
- Mẫu xác nhận hôn nhân thực tế mới năm 2022 (lsx.vn)
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Khái niệm doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2020. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Do chỉ có 1 chủ sở hữu. Và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, các quyết định của chủ sở hữu luôn được thông qua và sẽ không xảy ra các trường hợp tranh chấp hay khiếu kiện khiếu nại. Ngoài ra thủ tục thực hiện các công việc sẽ nhanh gọn hơn.
Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác. Việc cho phép doanh nghiệp tư nhân được cho thuê doanh nghiệp là một ưu điểm vượt trội hơn các loại hình doanh nghiệp khác, trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân muốn tạm ngừng một thời gian hoặc có việc ra nước ngoài thì có thể cho thuế doanh nghiệp của mình.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.
Chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường. Và doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền phát hành trái phiếu.
Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Khác với các mô hình hoạt động khác chủ doanh nghiệp có thể thành lập nhiều công ty/doanh nghiệp khác (trừ một số trường hợp đặc biệt), còn với doanh nghiệp tư nhân thì chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất.