Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng – Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Do điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi như vậy, đã tạo điều kiện để nơi đây trở thành một trong những địa điểm được “nhiều nhà đầu tư rót vốn” để thành lập công ty. Vậy thủ tục thành lập công ty tại thị xã Sơn Tây được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
- Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
- Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐND
Nội dung tư vấn
1. Thành lập công ty là gì?
Về góc độ kinh tế: Thành lập công ty hay thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần và đủ để hình thành nên một tổ chức kinh doanh. Theo đó, nhà đầu tư phải chuẩn bị trụ sở, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ nhân công, quản lý,…
Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không giống nhau.
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty
1. Quyền thành lập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp không có quyền thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp để phù hợp với mong muốn, yêu cầu của mình. Đồng thời, cũng được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm (Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014).
2. Tên công ty
Tên tiếng Việt của công ty: Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: (i) Loại hình doanh nghiệp; (ii) Tên riêng (Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng XYZ123, Công ty TNHH ABC,…). Khi đặt tên công ty cần lưu ý những điều cấm được quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
3.Ngành nghề đăng ký
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
4. Trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, ngõ, phố, đường hoặc thôn, xã/ phường/ thị trấn, huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Ví dụ: Địa chỉ trụ sở chính: số 169 đường Lê Lợi, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội hoặc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
3. Trình tự thủ tục thành lập công ty tại Thị xã Sơn Tây
Trình tự thủ tục thành lập công ty tại Thị xã Sơn Tây được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy theo mục đích và nhu cầu của mình mà tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để thành lập là khác nhau. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau. Cụ thể là:
- 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- 2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với Công ty TNHH và công ty cổ phần. Chữ kí của Chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 Thành viên);
- 3. Danh sách thành viên ( Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)
- 4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: (i) Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; (ii) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức; (iii)Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội. Lệ phí: 100.000 đồng.Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b.Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: (Điều 37 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
c.Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: (Điều 38 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả
a. Trường hợp đăng ký trực tiếp:
- Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
b. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: (Điều 37 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
c. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: (Điều 38 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và Thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
- Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
- Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
Bước 4: Sau khi nhận kết quả
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, công ty cần thực hiện một số thủ tục sau:
- 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, công ty phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- 2. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), công ty cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế thành phố Hà Nội (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
- 3. Công ty thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.
- 4. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
Thị xã Sơn Tây là một trong những huyện thuộc Thành phố Hà Nội, do đó theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thì đối với các doanh nghiệp mới đáp ứng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 thì sẽ được: (i) Hỗ trợ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới: 300.000 đồng/1 doanh nghiệp; (ii) Hỗ trợ kinh phí làm 01 (một) dấu pháp nhân cho doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp thành lập mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh: theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/1 doanh nghiệp; (iii) Hỗ trợ kinh phí chuyển phát nhanh cho doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp thành lập chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhu cầu nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại nhà hoặc trụ sở làm việc: theo giá cước thực tế của Chi nhánh Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Bưu điện thành phố Hà Nội (đơn vị được chỉ định thực hiện dịch vụ công ích theo quyết định 41/2011/QĐ-TTg ngày 04/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn
Khuyến nghị
1. LSX là thương hiệu hàng đầu về Luật sư tranh tụng Việt Nam.
2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102