Hà Nội đang dần có thêm nhiều hoạt động đầu tư phát triển kinh tế không thua kém gì Thành phố Hồ Chí Minh, xứng danh là thủ đô Tổ quốc. Điển hình là một huyện nhỏ như Gia Lâm đang phấn đấu để trở thành quận vào năm 2020. Trên đà phát triển, Gia Lâm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, nhờ vậy mà nhu cầu thành lập công ty và mở rộng hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên. Bên cạnh việc thành lập công ty thì khi một công ty phát triển đến một mức nào đó mà tùy theo nhu cầu của mình sẽ thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện. Vậy quy trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh của công ty tại khu vực này là như thế nào, có điểm gì khác biệt với những khu vực khác không? Cùng tham khảo ý kiến của Luật sư X xung quanh vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Nội dung tư vấn
1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam? Công ty là gì?
Theo khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về khái niệm doanh nghiệp như sau:
“7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Hiện nay, dựa trên quy định của pháp luật, có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau:
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp nhà nước
- Hợp tác xã
- Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
- Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
- Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
- Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh
- Hộ gia đình
Trong đó, công ty được hiểu là thực thể có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty. Do đó, chỉ có loại hình hợp danh, cổ phần và trách nhiệm hữu hạn được coi là công ty.
Dưới đây là sự khái quát hai loại hình công ty trên:
Theo pháp luật quy định công ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên thành lập và những thành viên hợp danh phải bằng tài sản của mình chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với phần vốn góp của mình. Tuy vậy, công ty hợp danh lại mang tư cách pháp nhân, tức có tính độc lập tương đối với các chủ sở hữu của nó.
Do những quy định pháp lý rất phức tạp về công ty hợp danh nên số lượng công ty hợp danh thành lập hàng năm cũng không nhiều. Theo thống kê, năm 2017 chỉ có 25 công ty hợp danh được thành lập trên tổng số 153.307 doanh nghiệp (cứ 6133 doanh nghiệp thành lập thì mới có 1 công ty hợp danh).
Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty, cơ cấu tổ chức đơn giản. Ngoài ra, chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn đến rủi ro cho chủ sở hữu.
Tuy nhiên, công ty TNHH một thành viên bị hạn chế bởi khả năng huy động vốn, khi huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty từ 01 thành viên lên Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần. Vì nhiều ưu điểm, hiện nay công ty TNHH một thành viên là loại hình được thành lập nhiều nhất với tỷ lệ hơn 65% số doanh nghiệp thành lập.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Là một loại hình khác của công ty TNHH, cho phép nhiều thành viên cùng góp vốn (2-50 thành viên) và quản lý công ty, do đó, cơ cấu tổ chức có phần phức tạp hơn so với công ty THNHH một thành viên. Tuy nhiên, vẫn giữ được ưu điểm khi hạn chế rủi ro cho thành viên trong công ty vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty nhưng lại có khả năng huy động vốn dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp hay phát hành trái phiếu.
Đây là mô hình doanh nghiệp không giới hạn thành viên tham gia. Ưu điểm lớn của công ty cổ phần vẫn là sự giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu, thêm vào đố là khả năng mở rộng, huy động vốn đầu tư cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Công ty có quyền phát hành tất cả các loại chứng khoán và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, … Tuy nhiên, trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty rất phức tạp, rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.
2. Thực tiễn thành lập công ty tại huyện Gia Lâm
Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có khoảng 4950 doanh nghiệp đang hoạt động. Theo số liệu thống kê của tháng 6 năm 2019, huyện Gia Lâm có gần 250 doanh nghiệp đăng kí mới, chiếm hơn 1.500 tỷ đồng số vốn đăng kí.
3. Thủ tục thành lập công ty tại huyện Gia Lâm
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp:
Theo Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về cơ quan đăng kí kinh doanh như sau:
“Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).”
Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty tại địa bàn huyện Gia Lâm thì cơ quan tiếp nhận và xử lý là Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, trụ sở đặt tại Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (vì Phòng Tài chính – Kế hoạch chỉ nhận hồ sơ trực tiếp của đăng kí hộ khing doanh). Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp là 03 ngày sau khi nộp đầy đủ hồ sơ. Sau 03 ngày xử ký, kết quả chủ công ty nhận về sẽ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Thông báo thuế, 01 con dấu công ty và 01 con dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật.
b) Giai đoạn thành lập công ty tại huyện Gia Lâm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước này, với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ cần chuẩn bị i có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể:
- Đối với công ty hợp danh theo điều 21 Luật Daonh nghiệp 2014 gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập;
- Điều lệ Công ty;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…)
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với công ty cổ phần theo điều 23 Luật Daonh nghiệp 2014 gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập;
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo điều 22 Luật Daonh nghiệp 2014 gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ Công ty ;.
- Danh sách thành viên Công ty
- Bản sao các giấy tờ sau đây:+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
- Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh trong vòng 30 ngày sau khi được chấp nhận hồ sơ điện tử.
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại Phòng Đăng ký kinh doanhi để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu tròn công ty
- Bộ hồ sơ pháp lý lưu hành nội bộ doanh nghiệp
Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng.
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
Trên đây là quy trình, thủ tục thành lập công ty tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với những chủ thể có ý định thành lập công ty tại đây nói riêng và mọi người nói chung.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Hãy liên hệ chúng tôi khi có nhu cầu thành lập công ty tại Hà Nội: 0833102102
Trân trọng!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.