Ưu và nhược điểm khi thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

bởi Vudinhha

Nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cũng là một vấn đề “đau đầu”. Vậy đối với loại hình Công ty TNHH 1 thành viên có ưu và nhược điểm gì khi thành lập? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014,
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì? 

Công ty TNHH 1 thành viên là công ty chỉ có một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này, có thể thấy rõ ngay từ tên loại hình. Pháp luật cũng quy định rõ, với loại hình doanh nghiệp này, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Điều 73: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Tuy cũng là do 1 chủ sở hữu thành lập và vận hành, nhưng khác với doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc huy động vốn có phần hạn chế hơn so với công ty cổ phần. Bởi Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. 

2. Ưu điểm, nhược điểm của loại hình thành lập Công ty TNHH 1 thành viên. 

Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt và tất nhiên cũng có những hạn chế nhất định. Chủ sở hữu sẽ dựa vào những ưu và nhược điểm đó, cùng với nhu cầu và khả năng của bản thân để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Vậy thì, đối với Công ty TNHH 1 thành viên cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể: 

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mình góp. Đây cũng là một trong những đặc điểm của công ty cổ phần hay công ty hợp danh. Tính rủi ro khi các vấn đề ảnh hưởng đến công ty như phá sản, nợ,…thì trách nhiểm của chủ sở hữu sẽ chỉ có giới hạn. Tài sản không góp vốn của chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm. 

Ví dụ: Anh A góp 1 tỷ trong tổng số 9 tỷ tài sản mình sở hữu để thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Nếu công ty bị phá sản, Anh A chỉ phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ trong giới hạn số tiền là 1 tỉ mà không ảnh hưởng đến 8 tỷ tài sản của anh, kể cả trong trường hợp số nợ của anh lớn hơn 1 tỉ. 

  • Thành viên trong công ty thường là những người trong gia đình, có sự tin tưởng lẫn nhau trong việc góp vốn và cùng nhau kinh doanh, số lượng ít sẽ khiến cho mô hình điều hành công ty không quá phức tạp. 

Nhược điểm:

  • Căn cứ theo Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014, công ty không được giảm vốn điều lệ nếu hoạt động dưới hai năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
  • Việc huy động vốn tương đối khó khăn, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chỉ được thực hiện bằng cách tự chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới (trong trường hợp này phải thay đổi hình thức doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Điều này khiến cho việc kinh doanh có thể gặp khó khăn trong trường hợp Công ty muốn tăng vốn để đầu tư. 
  • Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Đối với công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu là một kênh huy động vốn rất tốt từ nguồn tiền nhàn rỗi của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, kênh huy động này lại bị hạn chế đối với công ty TNHH 1 thành viên. 

Từ ưu và nhược điểm đó, chủ sở hữu có thể xem xét năng lực tài chính, nhu cầu kinh doanh của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

3. Quy trình thành lập Công ty TNHH 1 thành viên. 

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ:

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình công ty TNHH một thành viên)
  • Điều lệ Công ty 
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
  • Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nơi nộp:  Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.

Ví dụ: Bạn muốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở Thanh Xuân, Hà Nội thì sẽ nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội. 

Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện trực tuyến qua mạng  trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra Phòng Đăng ký kinh doanh nộp lại bản bản cứng bộ hồ sơ đã scan hợp lệ qua mạng. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh từ Phòng Đăng ký kinh doanh kể từ ngày nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm