Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên khi thành lập

bởi Vudinhha

Thành lập doanh nghiệp là một trong những lựa chọn của cá nhân, tổ chức khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, giữa nhiều lựa chọn loại hình doanh nghiệp thì việc có thể chọn một loại doanh nghiệp phù hợp nhu cầu của bản thân cũng là một vấn đề. Để có thể chọn được loại doanh nghiệp phù hợp nhất thì chủ sở hữu cần phải nắm rõ ưu nhược điểm của các loại hình khi thành lập. Vì vậy, bài viết này của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn ưu và nhược điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi thành lập

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì? 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiệp mà các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà thành viên đã góp vào. Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng có tư cách pháp nhân như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Theo quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tối đa 50 thành viên và việc huy động vốn cũng hạn chế. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phần.

2. Ưu điểm, nhược điểm của loại hình thành lập Công ty TNHH 2 thành viên. 

Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt và tất nhiên cũng có những hạn chế nhất định. Chủ sở hữu sẽ dựa vào những ưu và nhược điểm đó, cùng với nhu cầu và khả năng của bản thân để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Vậy thì, đối với Công ty TNHH 2 thành viên cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể: 

Ưu điểm:

  • Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, nên giảm thiểu rủi ro cho người góp vốn và đồng thời tác bạch tài sản giữa thành viên góp vốn và của công ty.

Vd: A, B, C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên với vốn công ty là 10 tỷ ( trong đó A  góp 3 tỷ, B góp 2 tỷ, C góp 5 tỷ). Khi doanh nghiệp phá sản và thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì công ty này chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn là 10 tỷ đồng thời thì A, B, C cũng chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp, không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản nào khác của A, B, C

  • Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý và điều hành công ty dễ dàng hơn.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước

Nhược điểm:

  • Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Đối với công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu là một kênh huy động vốn rất tốt từ nguồn tiền nhàn rỗi của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, kênh huy động này lại bị hạn chế đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên. 
  • Do các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với khoản nợ của công ty nên khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng thì sẽ không được đáng giá cao như doanh nghiệp tư nhân

Từ ưu và nhược điểm đó, chủ sở hữu có thể xem xét năng lực tài chính, nhu cầu kinh doanh của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Các bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm