Từ đầu năm trở lại đây số lượng thực hiện tạm ngưng hoạt động kinh doanh lên đến hàng ngàn doanh nghiệp, gần tương đương với số lượng đăng kí thành lập mới doanh nghiệp theo thống kê của Bộ KH&ĐT. Nếu xét ở khía cạnh nào đó thì tạm ngưng hoạt động kinh doanh chưa chắc đã là một điều xấu. Dừng lại để bước tiếp, tạm ngưng lại một thời gian để tạo bước tiến mạnh mẽ hơn trên những phương án tối ưu nhất mà doanh nghiệp đưa ra. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì? Những lý do để tạm ngừng kinh doanh là gì? Hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Khoản 1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
“Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”
Tại sao cần phải tạm ngừng kinh doanh trong doanh nghiệp?
Thứ nhất: Đây là một biện pháp mà doanh nghiệp của bạn vẫn có thể hoạt động: công ty của bạn sẽ được tiến hành các công viêc kinh doanh của công ty chính mình sau một thời hạn nhất định; nếu như công ty của bạn tuân thủ các quy đị nh của pháp luật thì doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành kinh doanh bình thường mà không bị đưa ra bởi bất kỳ hạn chế nào của cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Doanh nghiệp của chính bạn không bị đưa ra bất kỳ chế tài nào trong doanh nghiệp: nghĩa là doanh nghiệp sẽ không bị cơ quan nhà nước đưa ra bất cứ yêu cầu nào để doanh nghiệp của bạn thực hiện, bởi vì việc tạm ngừng kinh doanh không làm phát sinh ra sự ảnh hưởng xấu gì tới hoạt động pháp lý của doanh nghiệp.
Thứ ba: Giúp cho doanh nghiệp có thời gian dài trong việc có thời gian để giải quyết các công việc của công ty một cách nhanh chóng hoặc cân nhắc xem sau khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành các hình thức kinh doanh gì hay doanh nghiệp của chính bạn có nên thực hiện việc làm hồ sơ giải thể công ty của mình không? Đây là một vấn đề được khá nhiều các doanh nghiệp quan tâm.
Những lý do để tạm ngừng kinh doanh
- Trong điều kiện ngày nay, nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ, gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh.
- Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập, sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới, nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
- Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
- Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.
Trên đây là những lý do thường gặp nhất để doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
- Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về Những lý do để tạm ngừng kinh doanh
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lần thứ nhất với thời hạn 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.
Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.