Nắm bắt được quy mô sử dụng của khách hàng qua nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0, việc kinh doanh online đã không còn xa lạ bởi tính nha-gọn-khỏe. Tuy nhiên, tiềm ẩn cả hình thức kinh doanh này đó là rủi ro về hàng hóa bởi mọi thông tin về hàng cũng chỉ thông qua “hình ảnh”. Nếu hàng bị hư hỏng có được đổi trả không? Hãy tham khảo thông qua bài viết sau của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật dân sự 2015
- Thông tư 47/2014/TT-BCT
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
- Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
Nội dung tư vấn
1. Chỉ được đổi trả khi hàng hóa online có bảo hành.
Việc mua hàng hóa online luôn tiềm ẩn những rủi ro về sự hư hỏng hàng hóa mà lỗi xuất phát từ quy trình sản xuất, quá trình vận chuyển. Bởi vậy, chính sách bảo hành đặt ra đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng nhưng không do lỗi của bên mua hàng. Quy định cụ thể tại Điều 447 Luật dân sự 2015:
“Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền” .
Theo đó, việc đổi trả hàng hóa hay thay vì đó là sửa chữa không trả tiền, giảm giá,…phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong lúc giao kết hợp đồng. Đa phần, các bên đều thống nhất với nhau về đổi trả hàng hóa nếu hàng hóa có lỗi. Quy định này cũng được cụ thể hóa tại Điều 21 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010:
Điều 21. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;
2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;
3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.
5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
Theo đó, bên bán phải có trách nhiệm đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa bán online và trả lại tiền cho người tiêu dùng khi xuất hiện lỗi hàng hóa.
Tuy nhiên, cũng theo quy định này, việc việc bảo hành chỉ đặt ra nếu các bên có thỏa thuận với nhau về chính sách bảo hành khi giao kết. Điều này có nghĩa là việc mua hàng online qua mạng, bạn có được đổi trả hay không phụ thuộc vào chính sách bán hàng của các bên.
Thực tế cho thấy, không nhiều chủ thể kinh doanh lựa chọn chính sách bảo hành đối với hàng hóa bán online, vì rủi ro rất lớn ảnh hưởng đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển, cũng như cách thức bán hàng qua mạng nó cũng có khá nhiều đặc trưng như: khách hàng xem hàng qua ảnh, không trực tiếp kiểm tra,..Vì vậy, rủi ro về hàng hóa, các thương nhân luôn để khách hàng tự chịu.
2. Chỉ được đổi trả khi có lý do chính đáng
Đa số các website kinh doanh qua mạng lớn và nổi tiếng luôn xây dựng chính sách đổi trả khá rõ ràng trên cơ sở đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như shopee, lazada.vn,…
Chẳng hạn như chính sách của Shopee: “Người mua được trả lại hàng nếu hàng hóa khác với mô tả; Nhận sai hàng; Thiếu hàng; Hàng đã qua sử dụng; Hàng giả/nhái; Hàng lỗi, không hoạt động hoặc Hàng bị bể/vỡ. Tuy nhiên người mua cần phải yêu cầu đổi trả hàng trong thời gian nhất định và phải được bên bán xác nhận”. Theo đó, việc đổi trả chỉ xảy ra khi có những lý do và nguyên nhân chính đáng. Việc xây dựng chính sách bán hàng này cũng là một cách thức thu hút khách hàng của shopee. Bởi vậy, website kinh doanh này có một lượng lớn khách hàng đáng nể.
Đối lập với những website uy tín như vậy, thì việc kinh doanh hàng hóa qua mạng facebook lại gặp nhiều rủi ro hơn. Bởi đa phần không có chính sách đổi trả khi mua bán qua facebook. Đa số khách hàng đều tự chịu rủi ro khi bị hàng hỏng, hàng lỗi mà không cũng đành phải chịu chấp nhận.
Các quy định điều chỉnh về buôn bán hàng hóa qua mạng hiện nay cũng chỉ áp dụng với những webstite lớn. Cụ thể:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Chẳng hạn như Vatgia.com, ChợĐiệnTử.vn….
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ, ví dụ như: 123Mua.vn, …
- Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.Ví dụ: Adayroi.com, Shopee.vn…
Bởi vậy nên việc kinh doanh trên facebook hiện nay vẫn diễn ra tràn lan và chưa có một hệ thống quản lý cụ thể.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102