Nhiều công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thường lựa chọn thành lập chi nhánh; nhằm mở rộng phát triển và tiếp cận các thị trường tiềm năng. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty; nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát sinh lợi nhuận. Theo Luật doanh nghiệp; chi nhánh được phép hoạt động tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Chính vì thế mà nhiều công ty TNHH lựa chọn thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH
Bước đầu tiên của thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH là chuẩn bị hồ sơ giấy tờ. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký).
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên); hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu…
Lưu ý: Riêng đối thủ thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên; yêu cầu bổ sung Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty.
Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH
Sau khi hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên; tiếp theo nộp hồ sơ yêu cầu Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt chi nhánh cấp phép thành lập.
Hiện nay, pháp luật quy định về 02 cách thức thực hiện:
1. Nộp trực tiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh dự định hoạt động
2. Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Lưu ý:
- Đối với chi nhánh đặt tại thành phố Hà Nội thì yêu cầu phải nộp hồ sơ trực tuyến. Do đó có thể sẽ phát sinh các thủ tục hành chính liên quan tạo lập tài khoản đăng ký kinh doanh và xác thực.
- Đối với công ty có trụ sở tại các tỉnh khác thì hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai phương thức nói trên để nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH
Sau khi kiểm tra hồ sơ; nếu hợp lệ Phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh; sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiệp tại Phòng Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn.
- Trường hợp nộp hồ đăng ký kinh doanh trực tuyến: Căn cứ thời gian hẹn trả kết quả; doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bản giấy) kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, để chi nhánh hoạt động thực sự; bạn còn cần phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu và kê khai thuế đối với chi nhánh mới (đối với chi nhánh hạch toán độc lập).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật Sư X. Hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn cần phải đóng những loại thuế cho nhà nước như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ mà bạn phải thực hiện khi thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn định đặt chi nhánh.
Theo Luật Doanh nghiệp thì có thể hiêu: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể về công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cụ thể; Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.