Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động hợp pháp thì đều có một con dấu riêng. Các giấy tờ, văn bản liên quan đến tất cả các hoạt động của công ty thì đều chỉ thực sự có giá trị sau khi đã được đóng dấu. Với vai trò như vậy nên việc quản lý, lưu giữ con dấu công ty là việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Ai có quyền giữ con dấu công ty
Việc sử dụng con dấu của công ty có vai trò đặc biệt đối với hoạt động của mỗi công ty, do đó những người nhiệm vụ giữ và sử dụng con dấu thường là những người chủ, người lãnh đạo cấp cao của công ty. Luật Doanh nghiệp 2020 về doanh nghiệp quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng của mỗi doanh nghiệp như sau:
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Pháp luật qui định như vậy cho phép các doanh nghiệp có thể tự qui định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của doanh nghiệp mình trong điều lệ công ty nhằm đảm bảo được sự tiện lợi, tính linh hoạt trong việc sử dụng con dấu.
Các doanh nghiệp có thể căn cứ theo cơ cấu, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp mình để thiết lập những cơ chế quản lý, sử dụng con dấu theo những cách tiện lợi nhất. Thực tiễn thấy rằng, trong điều lệ các công ty thường qui định người có vai trò quản lý và sử dụng con dấu là Người đại diện theo pháp luật của công ty, Kế toán trưởng hoặc văn thư….
Con dấu bị chiếm giữ, sử dụng trái phép
Văn bản, giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty đều chỉ có hiệu lực khi được đóng dấu hợp pháp của công ty. Do đó, việc chiếm giữ, sử dụng con dấu một cách trái phép sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho công ty. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi chiếm giữ, chiếm đoạt và sử dụng con dấu một cách trái pháp luật.
Do đó, những người không được điều lệ công ty qui định mà chiếm giữ con dấu là trái pháp luật. Hoặc những người không có quyền sử dụng con dấu mà sử dụng con dấu thì những văn bản được người đó đóng dấu đều là những văn bản không có giá trị pháp lý.
Mời bạn đọc xem thêm: Không công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Con dấu là tài sản chung của doanh nghiệp, không thành viên nào được chiếm giữ, chiếm đoạt con dấu công ty vì mục đích cá nhân.
Theo đó, chiếm giữ con dấu của doanh nghiệp là việc đưa con dấu râ khỏi trụ sở chính mà không được phép hoặc cất giấu ở nơi không ai biết.
Còn chiếm đoạt con dấu được hiểu là hành vi cố ý lấy con dấu làm của riêng bằng bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, trộm cắp, chây ì, độc chiếm, không bàn giao…
Khi phát hiện hành vi chiếm giữ, chiếm đoạt và sử dụng con dấu trái phép, những thành viên của công ty có quyền khởi kiện lên Tòa án cấp có thẩm quyền để giải quyết kịp thời nhằm ngăn chặn những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc quản lý lưu giữ con dấu công ty. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102