Hiện nay, số người đi làm ngày càng tăng lên, cùng với đó là nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng theo. Nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhiều đơn vị muốn kinh doanh trường mầm non. Tuy nhiên, nhiều người còn lăn tăn trong việc xin giấy phép kinh doanh trường mầm non. Vậy, thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm non như thế nào? Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trường mầm non gồm những gì? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư x nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh mầm non
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, để đăng ký giấy phép kinh doanh trường mầm non cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Thời gian quy định trong vòng là 2 năm, nhà trẻ/trường học đã có đầy đủ những điều kiện trên thì sẽ được phép hoạt động kinh doanh giáo dục mầm non. Nếu như hết thời gian mà không có đầy đủ những điều kiện đó thì nhà trẻ/ trường sẽ bị thu hồi về việc cấp phép thành lập.
Điều kiện để được phép kinh doanh mầm non:
- Phải có đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất, đất đai theo đúng quy định. Cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trong việc phát triển và duy trì hoạt động giáo dục.
- Phải có quyết định chấp thuận việc thành lập hay quyết định tiến hành thành lập nhà trẻ/ trường học.
- Lớp mẫu giáo/ trẻ em phải có từ 03 nhóm trở lên. Có số lượng tối thiểu là 50 trẻ, không được phép vượt quá 20 nhóm lớp mẫu giáo/ trẻ em.
- Địa điểm dùng để xây dựng nhà trẻ/ trường học cần đảm bảo sự an toàn trong môi trường giáo dục của người lao động, người dạy và người học.
- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầy đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt tiêu chuẩn. Phải đảm bảo việc tổ chức những hoạt động về giáo dục mầm non và tiến hành các Chương trình giáo dục đúng quy định.
- Có những chương trình, tài liệu giáo dục, chăm sóc trẻ em phải đúng quy định từ Bộ GD – ĐT.
- Phải có các quy chế trong việc hoạt động và tổ chức của nhà trẻ/ trường học.
- Có nguồn lực về tài chính dồi dào nhằm bảo đảm việc phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh giáo dục mầm non.
Khi xây dựng trường mần non cần những điều kiện:
- Về độ dài đường đi tới trường của trẻ em
+ Khu vực thị xã/ thành phố/ khu công nghiệp/ thị trấn/ nông thôn/ khu vực ngoại thành/ khu tái định cư không được phép quá 1km. Vùng mà có điều kiện xã hội-kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ không được phép quá 2km.
+ Nhà trẻ/ trường mần non phải được đặt ở các khu dân cư. Phải phù hợp đối với quy hoạch chung nhằm tạo thuận lợi cho việc đi tới nhà trẻ/ trường học của trẻ em. Cần bảo đảm đầy đủ những quy định vệ sinh và an toàn về môi trường.
+ Khuôn viên nhà trẻ/ trường học phải có tường bao quanh. Cổng chính, hàng rào của nhà trẻ/ trường học phải được làm bằng gỗ, gạch, kim loại, tre hay cây xanh được cắt tỉa. Biển tên của nhà trẻ/ trường học phải được treo đúng quy định.
- Diện tích đát của nhà trẻ/ trường học: Đường đi, cây xanh; Sân chơi; Diện tích xây dựng.
- Diện tích bình quân về đất tối thiểu cho 01 trẻ sử dụng
+ 8m vuông với khu vực thị xã, thành phố và núi cao.
+ 12m vuông với khu vực trung du, đồng bằng.
+ Với khu vực đất đai khó khăn thì diện tích đất sử dụng có thể được thay thế bằng với diện tích xây dựng sàn. Phải đảm bảo được đầy đủ diện tích đúng với quy định. UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm trong việc lập báo cáo về việc dùng diện tích để thay thế. Cần phải được sự phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
+ Phải bảo đảm bảo đầy đủ điều kiện trong việc sử dụng đối với trẻ em khuyết tật.
+ Cần phải bảo đảm được tính độc lập giữa nhóm phục vụ với nhóm lớp mẫu giáo, trẻ em khi bố trí công trình.
+ Bảo đảm được các yêu cầu và an toàn về giáo dục đối với mỗi độ tuổi.
+ Bảo đảm có hệ thống PCCC và lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
+ Những công trình xây dựng thiết kế phải bảo đảm đúng theo tiêu chuẩn và những quy định đối với vệ sinh trường học.
- Nhóm phòng dùng để phục vụ học tập cần có: Giáo dục về nghệ thuật; Giáo dục về thể chất; Phòng đa chức năng.
Nhóm phòng của những lớp mẫu giáo/trẻ em phải được xây dựng sao cho tương ứng với số lớp, nhóm dựa vào độ tuổi của trẻ. Phải bải đảm mỗi lớp/nhóm phải có phòng riêng để giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Nhóm phòng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải có: Phòng ngủ; Phòng sinh hoạt chung; Hiên chơi; Phòng vệ sinh.
- Nhóm phòng quản trị – hành chính gồm có: Phòng hiệu trưởng; Phòng quản trị – hành chính; Văn phòng trường; Phòng phó hiệu trưởng; Phòng Y tế; Khu vực để xe của nhân viên, cán bộ, giáo viên; Khu vực vệ sinh của nhân viên, cán bộ, giáo viên; Phòng bảo vệ; Phòng cho nhân viên sử dụng.
- Phải có nhóm phòng để tổ chức ăn uống là khu vực kho, nhà bếp.
- Nhóm sân vườn bao gồm: Khu vực cây xanh; Sân chơi chung; Sân chơi của lớp/nhóm.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh mầm non
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trường mầm non gồm những thành phần sau:
- Đơn xin được cấp giấy phép kinh doanh mầm non.
- Bản sao được công chứng của Quyết định thành lập.
- Danh sách về các cán bộ, giáo viên. Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi giáo viên với nhà trường.
- Bản báo cáo tình hình chi tiết về việc triển khai thực hiện thành lập nhà trẻ/ trường học.
- Thông tin về chương trình hoạt động giáo dục mầm non. Những tài liệu để phục vụ về việc tiến hành chương trình.
- Bản danh sách của những cán bộ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo gồm có: Phó Hiệu trưởng; Hiệu trưởng; Tổ chuyên môn; Trưởng của những phòng/ ban.
- Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi cán bộ quản lý với nhà trường.
- Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được sử dụng đất hay bản hợp đồng về việc thuê trụ sở phải có thời hạn ít nhất là 05 năm.
- Thông tin danh mục về số lượng của các phòng làm việc, phòng học thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được những điều kiện theo quy định.
- Thông tin quy chế của việc hoạt động và tổ chức, Quy chế đối với chi tiêu trong nội bộ.
- Những giấy tờ pháp lý chứng minh về số tiền mà nhà trường hiện đang quản lý. Phải đảm bảo được hợp pháp, có thực hiện cam kết chỉ dùng để xây dựng và đầu tư chi phí của những hoạt động trong nhà trường khi đã được cấp giấy phép.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm non
- Nộp bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mầm non cho Phòng GD&ĐT. Sau đó Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức thực hiện thẩm định về bộ hồ sơ và cấp phép kinh doanh.
- Trường hợp bộ hồ sơ mà chưa có được đầy đủ theo quy định, phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo để bổ sung, chỉnh sửa. Còn nếu như bộ hồ sơ đã được đầy đủ thì phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo về việc thực hiện kế kiểm tra thực tế ở nhà trẻ/ trường học.
- Thời gian quy định trong vòng 20 ngày làm việc, từ ngày ra thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế. Phòng GD&ĐT sẽ đứng ra phối hợp với những phòng ban liên quan để tổ chức kiểm tra.
- Khi nhà trẻ/ trường học đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì Phòng GD&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh mầm non. Trường hợp mà chưa có đáp ứng được đầy đủ điều kiện thì sẽ ra thông báo bằng hình thức văn bản cho nhà trẻ/ trường học và ghi rõ lý do vì sao.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm non năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những điều cần biết về thủ tục thành lập trường mầm non tư thục
- Dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục tại Hà Nội
- Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm những gì
Câu hỏi thường gặp
Để thành lập một trường mầm non tư thục thì cần phải tiến hành việc thành lập doanh nghiệp có ngành nghề chức năng kinh doanh đào tạo mầm non. Nên trường mầm non tư thục có thể coi là doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục với nội dung như sau:
“Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.“
Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành trường mầm non tư thục có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian thực hiện đối với hồ sơ thành lập trường mầm non là:
“Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định thực tế.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định từ cơ quan có thẩm quyền, nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì được cấp Quyết định thành lập nhà trường hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.“