Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn không biết khi thực hiện thay đổi như vậy, mã số thuế, mã số doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không? Liệu Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình có được giữ nguyên không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.
Cơ sở pháp lý
Khái niệm mã số thuế của doanh nghiệp
Để trả lời câu hỏi Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình có được giữ nguyên không?, chúng ta trước hết tìm hiểu khái niệm về mã số thuế. Tại Điều 30, Luật Doanh nghiệp quy định: “Mã số thuế của doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”
Cũng tại Khoản 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số thuế doanh nghiệp như sau:
- “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
- Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
- Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.”
Như vậy, theo quy định trên của pháp luật thì mã số thuế doanh nghiệp là yếu tố gắn chặt với doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất, và theo quy định mới của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số thuế theo doanh nghiệp xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số thuế mới chấm dứt hiệu lực.
Thế nào là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình có được giữ nguyên không? Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và ngược lại;
- Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và ngược lại;
- Chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp giám đốc Doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải là Chủ sở hữu hoặc phải là thành viên của công ty.
Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình có được giữ nguyên không?
Về mã số thuế của doanh nghiệp, theo quy định của Thông tư 95/2016/TT-BTC, mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất, sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, tại điểm d khoản 1 Điều 5 cũng quy định việc mã số thuế có thay đổi khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không như sau:
“ […] Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được giữ nguyên.
Từ đó có thể thấy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đó. Do đó, việc chuyển đổi này cũng không làm mất hiệu lực đối với mã số thuế của doanh nghiệp hiện có.
Căn cứ điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định: Việc khai thuế thu nhập doanh nghiệp được khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc quyết toán thuế có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chấm dứt hoạt động, giải thế.
Nếu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên kế thừa thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi thì không phải thực hiện quyết toán thuế đến thời điểm quyết định việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ tiến hành khai quyết toán năm theo quy định.
Sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng mã số thuế, mã số doanh nghiệp cũ và tên công ty mới để khai thuế, nộp thuế mà không cần làm mẫu 08 gửi cơ quan thuế. Tại thời điểm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty không phải khai quyết toán thuế.
Những hóa đơn còn của công ty cũ chưa dùng, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng, đóng dấu tên công ty mới bên cạnh tên công ty cũ trên hóa đơn, lập thông báo điều chỉnh thông tin phát hành hóa đơn theo mẫu TB04/AC gửi Cục Thuế để được tiếp tục sử dụng. Nếu không muốn sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành với tên cũ thì làm thủ tục hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình có được giữ nguyên không“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,…. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833102102 hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?
Câu hỏi thường gặp
Quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 80/2012/TT-BTC về nguyên tắc cấp mã số thuế:
“…Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được giữ nguyên.
Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp…”
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp của công ty bạn không làm thay đổi mã số thuế. Mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp sẽ theo công ty bạn từ ngày thành lập đến ngày chấm dứt tồn tại doanh nghiệp.
Như vậy, khi thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp công ty bạn không phải thay đổi mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp mà giữ nguyên như cũ.
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động (điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC).
Như vậy, mã số thuế doanh nghiệp gắn liền với mỗi doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực.
Một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khi bị giải thể, phá sản, doanh nghiệp bị chia trong trường hợp chia lại doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp hợp nhất trong khi hợp nhất doanh nghiệp.
Do vậy, doanh nghiệp đổi tên hay chuyển đổi loại hình thì vẫn giữ nguyên mã số thuế được cấp ban đầu.