Việc thành lập công ty hợp danh hiện nay diễn ra rất phổ biến. Đây là một trong năm loại hình doanh nghiệp phổ biến được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là loại hình công ty với số lượng thành viên ít nhất là 02 thành viên hợp danh và là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung.
Cơ cấu công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn là thành viên không bắt buộc và nếu có chỉ chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn góp đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Thế nào là tư cách pháp nhân?
Pháp nhân là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong pháp luật về kinh tế. Đây là một thực thể mang tính tập thể, có tư cách pháp lí độc lập, được thành lập theo quy định của pháp luật để nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật. Khi ký kết một văn bản pháp luật do một tổ chức không có tư cách pháp nhân thực hiện thì văn bản đó được xem là không có hiệu lực.
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì muốn trở thành một pháp nhân có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó phải đáp ứng 4 điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Doanh nghiệp,…
- Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh.
- Có tài sản độc lập, tách riêng với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cụ thể bởi có những đặc điểm sau:
- Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Có cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên là các thành viên hợp danh, trong đó bầu 01 người làm chủ tịch; thành viên hợp danh, đồng thời kiêm tổng giám đốc, giám đốc.
- Có tài sản độc lập giữa các thành viên với công ty hợp danh.
- Thành viên hợp danh nhân danh công ty tham gia các hoạt động kinh doanh.
Như vậy công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư X hãy liên hệ: 0833.102.102
Hy vọng bài viết “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?” hữu ích đối với quý bạn đọc!
Câu hỏi liên quan
Sau khi bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sử Kế hoạch và Đầu tư; nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc; bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Pháp luật quy định, đang chấp hành hình phạt tù; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự… sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa được xóa án tích tức là đã chấp hành xong hình phạt tù. Do đó, bạn vẫn được thành lập công ty hợp danh.
1. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Vì vậy tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.
2. Thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty khác…
3. Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào; việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế.
Khi thành lập loại hình công ty này; bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với những giấy tờ:
– Giấy đề nghị thành lập.
– Điều lệ công ty.
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
– Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
– Danh sách thành viên.
– Giấy ủy quyền (nếu không trực tiếp thực hiện).