Công ty nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh?

bởi Luật Sư X
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp trường hợp như sau rất mong nhận được tư vấn. Công ty tôi kinh doanh đã được 3 năm và muốn mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn không biết nên mở chi nhánh; hay văn phòng đại diện để thuận lợi cho công việc kinh doanh? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật doanh nghiệp của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Nội dung tư vấn

Chi nhánh là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Có thể thấy, chi nhánh không khác gì một công ty con của doanh nghiệp. Có thể thực hiện tối đa mọi chức năng của một doanh nghiệp độc lập; mặc dù không có tư cách pháp nhân.
Cụ thể hơn, chi nhánh có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán; xuất kho hàng hóa trong phạm vi quyền hạn; thực hiện việc nhập hàng hóa; nguyên phụ liệu đầu vào; thực hiện việc sản xuất; lưu trữ hàng tồn kho; và phân phối sản phẩm hàng hóa ra thị trường. Đồng thời, cũng có thể được tự triển khai các hoạt động PR quảng bá cho sản phẩm hàng hóa; dịch vụ mà công ty cung cấp.
Phạm vi và chức năng hoạt của chi nhánh có thể tương đương với công ty. Và đương nhiên, công ty có thể quyết định thu hẹp quyền hạn của chi nhánh lại bất cứ khi nào. Thêm nữa, với những công việc vượt quá phạm vi và quyền hạn của chi nhánh; công ty vẫn có thể ủy quyền đại diện cho chi nhánh thực hiện các công việc này.

Văn phòng đại diện là gì?

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, phạm vi và chức năng hoạt động của văn phòng đại diện là hẹp hơn so với chi nhánh. Văn phòng đại diện không thể thực hiện việc kinh doanh; sản xuất và cung cấp hàng hóa; dịch vụ của công ty ra thị trường. Văn phòng đại diện chỉ có thể thực hiện được chức năng là địa điểm theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Điều đó đồng nghĩa với việc văn phòng đại diện chỉ có thể là nơi tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Hay hiểu một cách đơn giản thì văn phòng đại diện chính là nơi mà doanh nghiệp dùng để trưng bày hàng mẫu; quảng bá sản phẩm, dịch vụ; giải đáp và tư vấn cho khách hàng; nơi gặp gỡ các đối tác của công ty.

Công ty nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh?

Để xem xét ra quyết định lựa chọn thành lập chi nhánh; hay văn phòng đại diện của một công ty cần phải dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành nghề khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau. Thậm chí trong cùng một ngành nghề; do văn hóa quản trị; phương thức hoạt động cũng dẫn tới nhu cầu mở rộng của mỗi doanh nghiệp khác nhau.

Theo quy định pháp luật hiện hành, lập chi nhánh; hay văn phòng đại diện của công ty đều không có tư cách pháp nhân. Chúng đều là một đơn vị phụ thuộc của công ty; được công ty lập ra để thực hiện những công việc theo sự phân công; và ủy quyền của lãnh đạo. Do đó, điểm khác nhau cơ bản đó là chức năng hoạt động của chúng.

Chi nhánh được thực hiện nhiều chức năng hơn văn phòng đại diện

Xét trên phương diện chức năng hoạt động, nếu công ty bạn là công ty sản xuất; cung cấp các loại hàng hóa thì nên lập chi nhánh. Còn nếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thì nên lập văn phòng đại diện.

Về hình thức hạch toán

Vì được phép tự mình hoạt động sản xuất; kinh doanh từ đó phát sinh doanh thu và lợi nhuận. Do đó, chi nhánh được lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán kết quả kinh doanh; đó là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.

Khi đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc:

Nếu chi nhánh thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ; thì công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm các báo cáo thuế hàng quý và hàng năm. Chi nhánh cũng sẽ sử dụng chữ ký số của công ty mẹ để thực hiện nộp thuế môn bài.

Trong trường hợp chi nhánh và công ty mẹ khác tỉnh; thì chi nhánh phải có con dấu và chữ ký số riêng; để làm báo cáo thuế hàng quý và nộp thuế môn bài. Riêng báo cáo tài chính cuối năm thì sẽ do công ty mẹ quyết toán.

Khi đăng ký hình thức hạch toán độc lập:

Nếu đăng ký hình thức hạch toán độc lập thì chi nhánh được thành lập có trong cùng tỉnh với công ty mẹ hay không; thì cũng không thể sử dụng chung chữ ký số được; mà phải mua chữ ký số riêng và làm khai thuế ban đầu giống như hồ sơ của công ty mẹ. Ngoài ra, chi nhánh còn phải làm các báo cáo hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.

Trong khi đó, văn phòng đại điện không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc lựa chọn phương thức hạch toán phụ thuộc. Bởi lẽ, chúng không có con dấu riêng; nên không thể nào tự mình thực hiện việc kê khai và nộp thuế. Tất cả các tờ khai về lệ phí môn bài; thuế môn bài; kê khai thuế môn bài của văn phòng đại diện đều được công ty mẹ thực hiện.

Chi nhánh phải nộp lệ phí môn bài, còn văn phòng đại diện thì không

Cũng vì chi nhánh của công ty được phép thực hiện chức năng sản xuất; kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ; làm phát sinh doanh thu, lợi nhuận. Do vậy, nếu áp dụng phương thức hạch toán độc lập thì chi nhánh sẽ phải nộp lệ phí môn bài hàng năm.
Còn đối với văn phòng đại diện, vì không được phép thực hiện các hoạt động sản xuất; kinh doanh và cung ứng dịch vụ hàng hóa. Cũng đồng nghĩa với việc nếu lập thì sẽ tiết kiệm được khoản lệ phí môn bài hàng năm.
Do đó, phải dựa theo nhu cầu thực tế của mỗi doanh nghiệp mới có thể đưa ra lựa chọn giữa thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chi nhánh là gì?” answer-0=”Theo Luật Doanh nghiệp chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Văn phòng đại diện có được thực hiện bán hàng?” answer-1=”Văn phòng đại diện không thể thực hiện việc kinh doanh, sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ của công ty ra thị trường mà chỉ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Chi nhánh có được hoạt động độc lập?” answer-2=”Chi nhánh hay văn phòng đại diện của công ty đều không có tư cách pháp nhân. Chúng đều là một đơn vị phụ thuộc của công ty, được công ty lập ra để thực hiện những công việc theo sự phân công và ủy quyền của lãnh đạo” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm