Cách bầu chủ tịch hội đồng quản trị

bởi Vudinhha
Cách bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận các nhiệm vụ của người đứng đầu công ty và là người đồng hành cùng với Giám đốc điều hành để thực hiện chiến lược và kế hoạch của công ty cổ phần. Là đầu tàu xây dựng và phát triển văn hóa của công ty, phát triển phong cách lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo đội ngũ quản lý chủ chốt. Vì vậy, việc bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mang ý nghĩa đặc biệt đối với công ty. Nhận thấy được điều đó, pháp luật không để các công ty hoàn toàn tự do trong việc bầu chọn mà đã có những quy định cơ bản về việc bầu chọn Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu những quy định đó cụ thể như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn:

Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai?

Chủ tịch HĐQT là một thành viên trong HĐQT, chính là người chịu trách nhiệm dẫn dắt HĐQT, đảm bảo tính hiệu quả của HĐQT ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động. Chủ tịch HĐQT đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Ban điều hành. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên HĐQT độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT độc lập.

Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủ thể tham gia bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

Trình tự bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được bầu trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

Tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị: Thành viên có tỷ lệ số phiếu bầu cao nhất sẽ chủ trì việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Lập biên bản cuộc họp: Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác.  

* Mẫu biên bản bầu chủ tịch HĐQT
CÔNG TY ……………………….

Số: 01/BB/HĐQT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-o0o—

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY ………………………………..

  V/v: Bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị

            Hôm nay vào hồi ……. ngày …… tháng ….. năm ……. tại trụ sở Công ty ……… (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………………. do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày ……. tháng …… năm 20…) Địa chỉ: ……………………………………………..

I.THÀNH PHẦN THAM DỰ:

1. Các thành viên có mặt:

STT Tên cổ đông sáng lập Số Cổ phần
1.           
2.           
3.           
Tổng giá trị vốn góp:  

2. Các thành viên vắng mặt: …

II. NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Mục đích, chương trình và nội dung họp

Hội đồng quản trị tiến hành cuộc họp nhằm bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị.

2. Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp

Các thành viên Hội đồng quản trị đã trao đổi ý kiến về vấn đề lựa chọn thành viên đủ tư cách, năng lực, trình độ để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty.

3. Ý kiến phát biểu của từng cổ đông dự họp

Sau khi thảo luận và thông qua các vấn đề trong cuộc họp, Hội đồng quản trị đã đi đến thống nhất và biểu quyết

4. Kết quả biểu quyết

Thành viên tán thành: ….. (…..) = %

Thành viên không tán thành: ….

5. Các quyết định đã được thông qua

Hội đồng Quản trị công ty quyết định bầu:

Ông/ bà: ………………………………………

– Sinh ngày: ……………………………..
– Hộ khẩu th­ường trú: ………………………………………………………………………….
– Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………….
– CMTND  số: ………………………………………………………………………………

Giữ chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

CÔNG TY ……………………………………………………

Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị được quy định tại Điều lệ của Công ty.

Biên bản được lập thành 04 (bốn) bản bằng tiếng Việt  có giá trị pháp lý như nhau                   

  Các cổ đông sáng lập nhất trí thông qua và ký tên:

Cách bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Về phương thức bầu Luật Doanh nghiệp không đề cập cụ thể mà chỉ quy định như sau:

Điều 153. Hội đồng quản trị

3. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

Như vậy, Phương thức bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện nay chưa được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp, mà thông thường phương thức đó được quy định tại Quy chế nội bộ, Điều lệ công ty. Có thể là theo phương thức, bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết theo phương thức đa số để chọn ra một Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp:0833 102 102.

Câu hỏi liên quan

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các trường hợp miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị” answer-0=”Theo quy định tại Điều 160 LDN 2020 thì Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây: 1. Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này; 2. Có đơn từ chức và được chấp thuận; 3. Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Chủ tịch hội đồng quản trị là ai” answer-1=”Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Nhiệm kì của thành viên hội động quản trị là bao lâu” answer-2=”- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. – Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm