Hiện nay, tình trạng buôn bán và sử dụng bóng cười ngày càng tràn lan, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội. Vậy buôn bán bóng cười có vi phạm pháp luật không? Bài viết này của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quanh vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP
- Nghị định 163/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Bóng cười là gì ?
Theo thông tin từ Bộ công an, bóng cười thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hoá học là N2O (Dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.
Việc sử dụng thường xuyên N2O có thể gây ra các rối loạn như: Cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12.
Buôn bán bóng cười có vi phạm pháp luật ?
Theo Bộ Công an, N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương. N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất).
Như vậy, việc nhập khẩu, mua bán… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội… vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.
Sử dụng bóng cười (chứa chất N2O) tuy chưa có điều luật cụ thể nào quy định cấm, song việc mua bán, các chất như shisha bóng cười là sai phạm vì trước tiên gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và không được cấp phép để mua bán, sử dụng.
Sản xuất, mua bán bóng cười bị xử lý thế nào ?
Các hành vi, vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Cụ thể như Điều 10 Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
4. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Như vậy, đối với các cá nhân, tổ chức buôn bán bóng cười sẽ có thể bị xử phạt hành chính từ 12 – 25 triệu đồng đối với hành vi này.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Ma tuý là chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt…) sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam quy định chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
Lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người thực hiện phải cố ý, biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết thì mới bị truy cứu hình sự . Trong trường hợp giao hàng mà không biết đó là ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Người giao hàng cần chứng minh được bản thân không biết gói hàng là ma túy; thực tế xảy ra những trường hợp như vậy rất khó chứng minh.