Các yêu cầu về thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

bởi NguyenDucThuan
thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp được quy định tại khoản 31 điều 4 luật doanh nghiệp năm 2020. Theo đó: “tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”. Hợp nhất và sáp nhập là hai hình thức tổ chức lại làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; mang bản chất tập trung kinh tế. Vậy, thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Luật cạnh tranh 2018

Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, hai hay nhiều doanh nghiệp cùng hợp lại thành một doanh nghiệp mới bằng cách chuyển giao toàn bộ tài sản; quyền và nghĩa vụ tài sản cho doanh nghiệp mới và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ – doanh nghiệp bị hợp nhất. Khoản 1 điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất“.

Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, một hoặc một số doanh nghiệp có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Các yêu cầu về thủ tục pháp lý khi triển khai hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Nghị quyết về hợp nhất, sáp nhập

Tùy từng trường hợp, nghị quyết về việc hợp nhất và sáp nhập công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất, sáp nhập cũng như công ty bị hợp nhất, sáp nhập; tên công ty hoặc các công ty sẽ được thành lập; nguyên tắc, cách thức, thủ tục phân chia tài sản, chuyển đổi giá trị tài sản trong công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức hợp nhất và sáp nhập; thời hạn và thủ tục chuyển phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty cũ sang công ty mới; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty khi hợp nhất hoặc sáp nhập.

Nghị quyết về việc hợp nhất hoặc sáp nhập công ty phải gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập

Đối với các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập, ngoài nghị quyết về việc hợp nhất, sáp nhập, còn phải chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và thông qua chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập.

Hợp đồng hợp nhất hoặc nhận sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty hợp nhất hoặc sáp nhập; thủ tục và điều kiện hợp nhất hoặc sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi vốn tài sản; chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập…Tương tự như nghị quyết về hợp nhất hoặc sáp nhập, hợp đồng hợp nhất/sáp nhập phải gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Điều lệ và người quản lý

Chủ sở hữu của công ty được hình thành từ việc hợp nhất, sáp nhập thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Đăng kí doanh nghiệp

Một trong các yêu cầu về thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là đăng kí doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thành lập mới); hoặc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thay đổi). Trong đó có việc thay đổi về tên công ty; vốn điều lệ và các nội dung cần thiết khác theo quy định của Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết về việc hợp nhất, sáp nhập công ty; hợp đồng hợp nhất, sáp nhập; nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập của công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập. Đối với các thông tin không phải ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì thực hiện việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tập trung kinh tế

Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp được gọi là tập trung kinh tế theo quy định tại điều 29 Luật cạnh tranh 2018. Cụ thể, các bên có ý định thực hiện tập trung kinh tế phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu họ chịu ngưỡng thông báo dựa trên:

  • Tổng tài sản và tổng doanh thu của doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam’
  • Giá trị giao dịch hoặc
  • Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan.

Trường hợp khi tập trung kinh tế mà công ty hợp nhất; nhận sáp nhập đạt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì phải thực hiện theo quy định tại điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.

Trường hợp sáp nhập/ hợp nhất vi phạm Luật cạnh tranh, thì doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý bắt buộc phải: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; thực hiện các biện pháp cần thiết khác để khắc phụ tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Như vậy, thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề quan trọng khi tổ chức lại doanh nghiệp. Khi hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu nêu trên để việc hợp nhất/sáp nhập đạt được hiệu quả như mong muốn.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Các yêu cầu về thủ tục pháp lý khi hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tư nhân được hợp nhất/sáp nhập không?

Pháp luật doanh nghiệp không ghi nhận DNTN là đối tượng được thực hiện biện pháp hợp nhất và sáp nhập. Điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô hoạt động; lợi ích kinh tế của DNTN khi đặt trong tương quan với các chủ thể khác. Hợp nhất và sáp nhập được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Việc không cho phép DNTN được giao kết hợp đồng về hợp nhất/sáp nhập đã làm hạn chế quyền tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng của chủ DNTN.

Những trường hợp hạn chế hoặc bị cấm hợp nhất/sáp nhập

Pháp luật quy định có các trường hợp hạn chế và cấm hợp nhất/ sáp nhập doanh nghiệp sau đây:
Công ty hợp nhất/sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan. Trường hợp này, đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất/sáp nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất/sáp nhập; trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất/ sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất/nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan; trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Lợi ích khi hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp?

Mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Tăng tính cạnh tranh trên thị trường; tăng hiệu quả kinh doanh. Việc hợp nhất giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo được sức mạnh; sức cạnh tranh trên thị trường so với các công ty cũ phải cạnh tranh riêng lẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm