Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Chủ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy quyền của chủ các doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bài viết tham khảo bài viết dưới đây của luật sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên.
1.Vấn đề chung về doanh nghiệp tư nhân ( DNTN).
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân được quy định tại chương VII của Luật Doanh nghiệp(LDN) năm 2020.Theo tại Điều 188 LDN năm 2020, Doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là:
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Nếu soi vào BLDN năm 2014 thì định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân không có sự thay đổi gì. Theo đó; doanh nghiệp tư nhân nói chung và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân nói riêng mang những đặc điểm sau:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ
- Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
- Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Một trong các điều kiện để một tổ chức được nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)
- Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó; doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân khiến loại hình doanh nghiệp này khác biệt.
Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân
Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
- Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.
- Điều này có nghĩa là không có sự tách bạch trong tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc quản lý
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Chủ Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ
- Do không có sự độc lập về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân:
Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân:
- Toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: phương án phát triển công ty; điều hành hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; quyết định đầu tư dự án; thuê lao động; bổ nhiệm các chức danh quản lý; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.
- Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,
- Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân:
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ doanh sở hữu nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
- Bảo đảm các nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.
- Báo cáo tài chính theo định kỳ
- Thực hiện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành cho thuê, bán hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân.
Từ những phân tích ở phần 1; có thể thấy Nhà nước cho phép doanh nghiệp tư nhân được pháp cho thuê doanh nghiệp.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là; dù đã cho thuê doanh nghiệp rồi nhưng chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Câu chuyện sẽ chẳng có gì nếu người thuê lại doanh nghiệp làm ăn thuận lợi; nhưng vấn đề đặt ra là trong trường hợp chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân ( chủ 2- chủ thuê lại) làm ăn thua lỗ thì ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm với chủ nợ?Chủ thuê lại ( chủ 2)?
Hay chủ doanh nghiệp tư nhân( chủ gốc- chủ 1)?
Căn cứ pháp lý xác định mối quan hệ thuê tài sản của chủ 1 và chủ 2 là gì? Là một bản hợp đồng dân sự thông thường có tính chất thương mại.
Căn cứ xác lập sở hữu tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân:
- Là việc chủ doanh nghiệp tư nhân đó đến đăng ký với cơ quan nhà nước thông qua công thông tin hoặc đăng ký trực tuyến.
- Có thể thấy trong các chủ thể trên được liên hệ bằng những cơ sở pháp lý khác nhau nên khi xảy ra vấn đề trách nhiệm tài sản với chủ nợ trước hết phải tìm hiểu xem ai là người ký hợp đồng với chủ nợ đó. Là chủ doanh nghiệp tư nhân hay là chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm tài sản với chủ nợ:
Trong trường hợp người ký hợp đồng là chủ doanh nghiệp tư nhân; hay chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân thì vẫn có một cơ sở luật định để giải quyết đó; là trách nhiệm liên đới.
- Theo đó; chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; sẽ đứng ra giải quyết những trách nhiệm về tài chính đối với chủ nợ.
- Sau đó; câu chuyện ai có lỗi và ai phải bồi thường nhiều hơn;( giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân ) thuộc về vấn đề dân sự; được quy định cụ thể tại hợp đồng thuê tài sản đã được ký từ trước của hai bên. Trong trường hợp hợp đồng không quy định; thì sẽ áp dụng trách nhiệm liên đới quy định trong BLDS năm 2015 để xử lý.
- Xem thêm:
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân(Mở trong cửa số mới)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại quận Cầu Giấy(Mở trong cửa số mới)
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có cần phải bán tài sản chung vợ chòng đi để trả nợ không?” answer-0=”Trường hợp nghĩa vụ tài chính quá phạm vi tài sản của chủ nợ thì nó sẽ được trừ đi bởi nhiều khoản khác như thừa kế, tài sản chung của vợ chồng. Bản chất của TNTS vô hạn chính là hết tài sản thì hết nợ.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”chủ sở hữu doang nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi hình thức doanh nghiệp được không? ” answer-1=”Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có trường hợp nào mà khi cho thuê doanh nghiệp chủ thuê lại doang nghiệp làm ăn thua lỗ mà chủ sở hữu doang nghiệp không phải chịu trách nhiệm liên đới không?” answer-2=”Có. Trong trường hợp hợp đồng của Chủ sở hữu doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp có quy định. ” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]