Cho thuê nhà trọ là hình thức kinh doanh rất phổ biến; đặc biệt là tai các thành phố lớn hiện nay. Tuy nhiên; nhiều nhà cứ cho rằng “mình có nhà thì mình cho thuê” mà không phải đăng ký kinh doanh. Nhận định này liệu có đúng? Cho thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cho thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Pháp luật quy định mọi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên; cũng có một số ngành nghề, việc đăng ký kinh doanh là không cần thiết mà vẫn đúng pháp luật. Đa phần; các hoạt động kinh doanh này là những hoạt động nhỏ lẻ; thu nhập thấp, không yêu cầu trình độ chuyên môn cao…Cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:
Như vậy, nếu không thuộc những ngành nghề kinh doanh được quy định không phải đăng ký, việc thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác, thương nhân phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, các ngành không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ…
Có thể thấy việc cho thuê nhà trọ không năm trong danh sách các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Nên các chủ thể cho thuê nhà trọ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đăng ký kinh doanh nhà trọ dưới hình thức hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh mà trong đó 1 cá nhân; hoặc 1 nhóm người đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm; chỉ sử dụng dưới 10 lao động. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính toàn bộ tà sản của mình với hoạt động kinh doanh.
Điều kiện đăng ký kinh doanh
Tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định:
Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng dưới mười lao động; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
Như vậy, điều kiện đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho chủ nhà trọ như sau:
Quyền thành lập hộ kinh doanh
Đa phần, việc kinh doanh nhà trọ được thực hiện bởi cá nhân, hộ gia đình. Phát sinh nhỏ lẻ, bởi vậy, hình thức hộ kinh doanh là lựa chọn tối ưu cho các chủ nhà.
Quy định được cụ thế hóa từ Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP)
Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh; và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn; mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Trước khi được chấp thuận thành lập hộ kinh doanh; thì chủ nhà trọ phải thực hiện hoàn thiện các bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Được điền theo mẫu
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân; hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh; hoặc người đại diện hộ gia đình là căn cứ xác minh nhân thân của các thành viên Hộ Gia đình
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh; đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Cho thuê nhà trọ không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?
Chó thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh. Và theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì nếu chủ thể cho thuê nhà trọ mà không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bán trà đá vỉa hè có phải đăng ký kinh doanh hay không?
- Giấy đăng ký kinh doanh là gì? thủ tục đăng ký kinh doanh 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Cho thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính nêu rõ những cá nhân có thu nhập từ kinh doanh đạt 100 triệu đồng 1 năm trở lên thì phải đóng thuế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đối với chủ thể cho thuê phòng trọ có doanh thu hành năm bằng hoặc dưới 100 triệu đồng thì không cần kê khai hay nộp bất cứ loại thuế nào.
Theo quy định tại Khoản 8 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau: Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động, sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12) đối với: Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động, sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, đối với chủ thể cho thuê trọ mới kinh doanh năm đầu tiên thì được miễn lệ phí môn bài. Các năm tiếp theo sẽ đóng mức lệ phí môn bài theo quy định.
Theo Công văn số 615/TCT-TNCN của tổng cục thuế, chủ hộ kinh doanh nhà trọ có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì mức thuế thu nhạp cá nhân phải nộp cũng là 5% doanh thu trực tiếp từ kinh doanh phòng trọ. Theo đó, hoạt động cho thuê phòng trọ áp dụng thuế suất thu nhập cá nhân 5% cho trường hợp cho thuê nhà trọ.