Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

bởi MyNgoc
Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020.

Nội dung tư vấn

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được tạo lập bằng các cách sau:

  • Cổ đông sáng lập đăng ký mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
  • Cổ đông nhận chuyển nhượng, mua thêm khi công ty phát hành hoặc chào bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp. 

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào?

Cổ phần phổ thông cổ đông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 3, 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Bên cạnh đó chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh được chuyển nhượng theo cách thức sau:

  • Cổ đông sáng lập tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông này cho cổ đông sáng lập khác;
  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
  • Sau thời hạn năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cho người không phải là cổ đông sáng lập.  

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, các hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Theo đó, cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng được tự do chuyển nhượng cho người khác.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác phải tuân thủ quy định về hình thức chuyển nhượng được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 . Cụ thể:

  • Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
  • Người nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần được quy định thế nào?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. 

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được tạo lập bằng cách nào?

– Cổ đông sáng lập đăng ký mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
– Cổ đông nhận chuyển nhượng, mua thêm khi công ty phát hành hoặc chào bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật sau thời điểm đăng ký doanh nghiệp. 

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào?

– Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
– Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
– Người nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm