Xin chào luật sư. Trước đây tôi có góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên bằng miếng đất ở quê trị giá 3 tỷ đồng. Hiện nay tôi muốn chuyển nhượng phần vốn góp này cho người khác thì có được không? Thực hiện như thế nào? Chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất trong công ty cho người khác có cần sang tên đất cho họ? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Cá nhân khi góp vốn vào công ty thường sử dụng nhiều loại tài sản, không chỉ tiền mặt, mà một trong các tài sản góp vốn tương đối phổ biến chính là các bất động sản, quyền sử dụng đất. Sau một thời gian góp vốn kinh doanh, họ có như cầu chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người khác. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì không phải thành viên nào cũng được phép chuyển nhượng phần vốn đã góp này? Chỉ những chủ thể nhất định trong một số loại hình công ty mới được thực hiện quyền chuyển nhượng. vậy cụ thể pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Việc chuyển nhượng được thực hiện ra sao với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất trong công ty”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, có thể thấy quyền sử dụng đất là một tron các tài sản được các thành viên đem góp vốn vào doanh nghiệp. Vì vậy phần vốn góp tại doanh nghiệp là quyền sử dụng đất là phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên kèm theo đó thì quyền sử dụng đất dem góp vốn phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể đem góp vốn.
Chuyển quyền sở hữu với tài sản đem góp vốn
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ,
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.”
Theo quy định trên thì khi một cá nhân mang quyền sử dụng đất đi góp vốn thì quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng cho pháp nhân là công ty, thành viên góp vốn sẽ không còn quyền định đoạt với tài sản góp vốn này nữa.
Như vậy, sau khi việc chuyển nhượng tài sản góp vốn thành công thì đương nhiên thành viên góp vốn đó không còn quyền sở hữu với tài sản góp vốn đó nữa.
Chuyển nhượng phần vốn góp bằng quyền sử dụng đất trong công ty như thế nào?
Tuỳ thuộc vào loại hình công ty mà việc chuyển nhượng tài sản góp vốn sẽ khác nhau. Theo đó việc chuyển nhượng phần vốn góp chỉ được áp dụng với các loại hình công ty dưới đây:
Với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Căn cứ theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Theo đó, với công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên thì thành viên góp vốn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty cho người khác, tuy nhiên phải thực hiên theo thứ tự được quy định trên. Việc nhận chuyển nhượng phải ưu tiên cho các thành viên góp vốn khác và chỉ khi họ không mua, không mua hết trong 30 ngày thì mới được chuyển nhượng cho người khác.
Người nhận chuyển nhượng sau khi được đăng ký vào sổ thành viên công ty sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với số phần vốn góp đã mua.
Công ty hợp danh
Với thành viên hợp danh thì không được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý. Căn cứ Điều 180 luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc hạn chế quyền với thành viên hợp danh. Cụ thể:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
– Còn đối với các thành viên góp vốn, việc chuyển nhượng được thực hiện một cách tự do, theo Khoản 1 Điều 187 Luật doanh nghiệp quy định về quyền của thành viên góp vốn như sau:
“1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;….”
Với thành viên góp vốn của công ty hợp danh, thì họ hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hợp danh của mình cho người khác mà không bị hạn chế về đối tượng nhận chuyển nhượng.
Công ty cổ phần
Phần vốn góp của các thành viên trong công ty cổ phần (cổ đông) được đại diện bởi các cổ phần. Theo đó việc chuyển nhượng phần vốn góp chính là chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Căn cứ theo chương V Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông của công ty cổ phần được chia thành 3 loại cổ đông chính bao gồm:
– Cổ đông sáng lập
Là cổ đông sở hữu ít một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
– Cổ đông phổ thông
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Cổ đông ưu đãi
Tương ứng với các loại cổ phần ưu đãi thì có các loại cổ đông ưu đãi như sau:
+ Cổ đông ưu đãi biểu quyết
+ Cổ đông ưu đãi cổ tức
+ Cổ đông ưu đãi hoàn lại
+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của cổ đông phổ thông như sau:
“Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;”
Còn với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 114 và khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.”
“Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”
Do đó chỉ được phép chuyển nhượng với đối với cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác.
Chuyển nhượng phần vốn góp bằng quyền sử dụng đất cho người khác có cần sang tên quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ,”
Do đó sau khi góp vốn tài sản là quyền sử dụng đất đã được sang tên cho công ty và không còn thuộc sở hữu của người góp. Khi người góp chuyển nhượng phần vốn góp này cho người khác thì người này sẽ trở thành thành viên góp vốn mới của công ty và được đăng ký trong danh sách thành viên công ty.
Chính vì vậy mà sẽ không sang tên quyền sử dụng đất của công ty cho người góp vốn hay bên chuyển nhượng cũng không được phép sang tên vì không còn quyền đối với quyền sử dụng đất đã góp vốn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất trong công ty ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có nhu cầu làm sổ đỏ cho đất của mình nhưng không biết trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ và thắc mắc rằng làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Thành viên Công ty TNHH 2TV trở lên có quyền và nghĩa vụ gì?
- Mua lại phần vốn góp của công ty TNHH 1 thành viên thế nào?
- Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên có những quyền và nghĩa vụ gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.”
Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.”
Do đó nếu sau khi chuyển nhượng phần vốn góp mà dẫn đến làm thay đổi thành viên hoặc thay đổi vốn điều lệ thì công ty phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:
“1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.“
Theo đó, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt trong chuyển góp vốn vay, mua bán, chuyển nhượng vốn góp giữa các doanh nghiệp.
Theo Khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
“3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Do đó nếu chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.