Chào luật sư. Tôi có vấn đề cần được luật sư tư vấn giúp như sau: Ba tôi là chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh A, được thành lập từ năm 2010. Tuy nhiên, đầu năm 2023, ba tôi đã chết cách đây gần ba tháng do tai nạn giao thông. Vậy cho tôi hỏi, sau khi ba tôi mất, doanh nghiệp tư nhân của ba, tôi có được thừa kế không?
Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Có được thừa kế doanh nghiệp tư nhân không?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Cơ sở pháp lý
Khi Chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hay vẫn tiếp tục hoạt động
Sau khi chủ Doanh nghiệp tư nhân chết sẽ có sự chuyển dịch quyền sở hữu từ chủ doanh nghiệp tư nhân sang cho những người thừa kế. Vì vậy tùy vào trường hợp thực tế xảy ra mà có các khả năng sau:
Nếu không có người thừa kế hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản hoặc những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế
Theo quy định của Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Lúc này nhà nước là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên nhà nước không phải là cá nhân nên không thỏa mãn điều kiện của Luật doanh nghiệp về chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó nhà nước phải tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân hoặc giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động .
Nếu có duy nhất một người thừa kế hoặc những người thừa kế thỏa thuận để lại toàn bộ di sản cho một người thừa kế
Trong trường hợp này, người được thừa kế trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân. Việc doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động hay tiếp tục hoạt động phụ thuộc vào người thừa kế duy nhất này.
Sở dĩ có nhận định trên xuất phát từ đặc tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự, Người hưởng thừa kế chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu để doanh nghiệp tư nhân tiếp tục hoạt động, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân mới phải đem tất cả tài sản khác của mình để đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Nếu lựa chọn trách nhiệm hữu hạn trong số tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân cũ, người thừa kế duy nhất phải thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH. Khi thực hiện quyết định chuyển đồi này, chủ doanh nghiệp tư nhân mới phải có văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó. Đây là quy định tại Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Nếu số lượng người thừa kế có nhiều hơn 01 người
Trong trường hợp này, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn 01 cá nhân. Như vậy không đảm bảo điều kiện về chủ doanh nghiệp tư nhân phải là một cá nhân tại Luật doanh nghiệp 2020.
Hơn nữa, người hưởng thừa kế chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vi vậy, khi có nhiều người thừa kế không đảm bảo đặc tính Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Để nhận quyền thừa kế trong trường hợp này, những người thừa kế phải thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH. Đồng thời, những người thừa kế phải có được sự đồng thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa thanh lý.
Trường hợp này doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động.
Như vậy, khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết, doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động hay tiếp tục hoạt động phụ thuộc vào những người thừa kế và các bên của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tư nhân.
Có được thừa kế doanh nghiệp tư nhân không?
Theo khoản 1, điều 188, Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2, điều 193 của luật này cũng quy định: Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ DNTN theo thỏa thuận giữa những người thừa kế.
Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp đó.
Đối với trường hợp chủ doanh nghiệp không để lại di chúc (doanh nghiệp tư nhân) sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 1, điều 65, Bộ luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật của ba bạn gồm vợ và hai người con.
Căn cứ vào quy định trên, những người thừa kế có quyền thỏa thuận để giao lại cho một người làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc phân chia quyền sở hữu cho nhiều người thừa kế.
Trường hợp giao lại doanh nghiệp cho một trong những người thừa kế làm chủ thì người chủ mới phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp được giao cho nhiều người thừa kế, những người thừa kế phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang loại hình doanh nghiệp khác (như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần…).
Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau, doanh nghiệp tư nhân bị giải thể thì tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết
Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết theo Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người thừa kế;
- Hợp đồng mua bán hoặc bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm
- Cấp giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo được quy định là gì?
- Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo ra sao?
- Thủ tục giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô ra sao?
- Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được thừa kế doanh nghiệp tư nhân không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép môi trường. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
– Tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp
– Tài sản không đầu tư vào doanh nghiệp
Thời điểm xác định trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời điểm áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá sản.
Về quy định tại khoản 3 Điều 615 thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhăn không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chi được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhăn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”
Như vậy, mồi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.