Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

bởi Luật Sư X
Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp, công ty là một xu hướng trong thời gian gần đây. Với chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước thì việc chuyển đổi này đem lại rất nhiều lợi ích cho các chủ hộ kinh doanh. Thông qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp và dịch vụ hữu ích của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Trong thời gian gần đây; nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; cũng như hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang hình thức công ty. Về bản chất thì hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang doanh nghiệp phần lớn sẽ được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên định nghĩa vốn của của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017:

Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp vừa. 

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản và lĩnh vực công nghiệp; xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại; dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản và lĩnh vực công nghiệp; xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng; nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại; dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người; và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng; nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, ; xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. 

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại; dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. 

Dựa trên ngành nghề; lĩnh vực; số vốn điều lệ; số lượng lao động mà phân định doanh nghiệp đó là loại doanh nghiệp như thế nào; và có được giúp đỡ bởi luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 nói trên hay không:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng thì:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ; có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp vừa: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; 
  • Doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người; và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Theo những quy định của pháp luật thì Hộ kinh doanh khi chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp; được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi định nghĩa của hộ kinh doanh hiện hành như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết:

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp 

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp được quy định như sau:

Điều kiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp 

Chủ hộ kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện như sau: 

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp; hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất; kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Như vậy chủ hộ kinh doanh phải thành lập một hộ kinh doanh hoạt động ít nhất 1 năm mới được chuyển đổi sang doanh nghiệp.

Ưu đãi của hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi sang doanh nghiệp thì hộ kinh doanh được rất nhiều ưu đãi, bao gồm:

  • Được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định; phí; lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Tư vấn; hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế; chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Miễn phí thẩm định; lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Miễn thuế, lệ phí môn bài trong vòng 3 năm (lợi ích rất lớn)

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Trên thực tế; đối với hộ kinh doanh chuyển đổi loại hình sang công ty thì thực hiện thủ tục như thông thường khi thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và mong muốn thành lập. Quý vị có thể tham khảo những bài viết về đặc điểm dưới đây:

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng. Quý vị hãy tham khảo những bài viết về thủ tục thành lập công ty dưới đây:

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch & đầu tư thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

Bước 4: Thực hiện thủ tục để hưởng những ưu đãi liên quan đến việc chuyển đổi loại hình. Hồ sơ xin hưởng ưu đãi bao gồm:

  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; 
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; 
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài; các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có); tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi. 

Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp 

Chúng tôi rất hân hạnh hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp, công ty. Như quý vị đã biết, việc chuyển đổi loại hình bao gồm nhiều thành phần hồ sơ; nhiều cơ quan giải quyết; và để đảm bảo quyền lợi tối đa được hưởng (Về thuế; phí…) hãy liên hệ với Luật sư X ngay;

Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục và quy trình thực hiện chuyển đổi;
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước;
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là gì?

Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau:
Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng;
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế giá trị gia tăng 
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Những trường hợp thường phải giải thể hộ kinh doanh?

Những trường hợp thường phải giải thể hộ kinh doanh gồm:
+ Chủ hộ kinh doanh không muốn hoạt động hộ kinh doanh nữa nên quyết định giải thể.
+ Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động không được phép kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà phải chọn hình thức kinh doanh khác.
+ Khi hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả phát triển với quy mô lớn, đối tượng khách hàng có thể là các công ty cần xuất hóa đơn VAT. Trường hợp này thường giải thể hộ kinh doanh và thành lập công ty để hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh?

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh gồm những bước sau:
Bước 1: Khóa mã số thuế
Bước 2: Hoàn thành các nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh
Bước 3: Hoàn trả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doan

Cách đặt tên cho hộ kinh doanh?

Theo quy định của pháp luật, Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh;
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F;J, Z; W có thể kèm theo chữ số; ký hiệu.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.”
Như vậy, khi thành lập hộ kinh doanh bắt buộc trong tên gọi phải có chữ “Hộ kinh doanh”. Những thành phần khác trong tên hộ kinh doanh phải đáp ứng được những quy định pháp luật trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm