Bên cạnh công ty cổ phần, thì công ty trách nhiệm hữu hạn cũng là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và được lựa chọn hiện nay. Vậy, những đặc trưng cơ bản của loại hình này khác với các loại hình khác ở điểm nào để chủ sở hữu lựa chọn phát triển công việc kinh doanh của mình? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
-
Luật doanh nghiệp năm 2014
-
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Đôi điều về công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Để được công nhân là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì công ty phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Bởi việc đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện đó, nên công ty TNHH có tư cách pháp nhân.
Về chủ sở hữu của công ty thì Công ty và chủ sở hữu công ty có thể là pháp nhân và chủ sở hữu là thể nhân.
Về phân loại: Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
2. Các loại hình công ty TNHH.
Thứ nhất, đối với Công ty TNHH một thành viên
Căn cứ theo Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Đây là loại trách nhiệm hữu hạn trong nghĩa vụ của công ty.
- Không được quyền phát hành cổ phần. Điểm khác biệt so với kênh huy động vốn của công ty cổ phần.
Thứ hai, Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân;
- Số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định;
- Không được quyền phát hành cổ phần.
Như vậy, dựa vào những đặc tính đó và căn cứ vào điều kiện của nhà đầu tư, thương nhân sẽ có thể lựa chọn được loại hình kinh doanh của mình.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102