Trong xã hội hiện nay, khi cuộc sống đã no ấm đủ đầy hơn thuở cơ hàn ngày trước gấp bội phần, thì đâu đó lòng tham lại trỗi dậy, còn lòng tốt bỗng trở nên thiếu thốn đến lạ kì. Câu chuyện mất cắp ở sân bay, trong siêu thị, tại hiệu thuốc, chốn học đường,… đã chẳng còn mấy xa lạ đối với mọi người. Bên cạnh đó, còn có trường hợp không chủ đích trộm cắp, tuy nhiên khi nhặt được đồ của người khác đánh rơi lại điềm nhiên “bỏ túi” làm của riêng của mình. Xét trên góc độ đạo đức, đây là hành vi không thể chấp nhận được. Vậy còn về mặt pháp lí thì sao? Liệu nhặt được tiền rơi có nghiêm nhiên thành chủ sở hữu không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Chủ sở hữu được hiểu như thế nào?
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có quyền sở hữu.
Theo quy định tại điều 158 Bộ Luật dân sự 2015, thì:
Điều 158: Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản, là tổng hợp tất cả các quyền năng cụ thể đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Chủ thể nào chỉ có được một hoặc hai quyền trên thì sẽ không được công nhận là chủ sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ thể có quyền khác đối với tài sản mà thôi. Điều luật này đã kế thừa hoàn toàn quy định về vấn đề quyền sở hữu tại Bộ luật dân sự 2005, đều cho rằng các quyền năng chủ thể có thể tách ra để chuyển dịch độc lập cho các chủ thể khác nhưng chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
2. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản.
Điều 160: Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo đó, chủ sở hữu được thực hiện tất cả các hành vi đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, không được trái với quy định của pháp luật. Quy định này đề cập đến ranh giới cho các chủ thể khi thực hiện quyền sở hữu. Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt theo tự do ý chí của các chủ thể, nhưng không phải là không bị bất kì hạn chế nào. Nghĩa là, khi thực hiện hành vi, nếu vì lợi ích của một chủ thể mà là xâm phạm đếm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích công cộng thì hành vi đó không được công nhận, bảo vệ theo pháp luật.
3.Nhặt được tiền rơi có nghiễm nhiên thành chủ sở hữu không?
Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì:
Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là tài sản có chủ sở hữu nhưng do những lí do khách quan hoặc chủ quan từ chính chủ sở hữu hoặc người quản lí mà tài sản không còn nằm trong sự chi phối, chiếm hữu của các chủ thể đó. Việc xác định tài sản đánh rơi hay bỏ quên phụ thuộc bào bối cảnh cụ thể phát hiện tài sản. Nếu tài sản được phát hiên trên đường đi, vỉa hè thì thường được xác định là tài sản bị đánh rơi. Ngược lại, nếu tài sản được phát hiện ở những nơi thường được sử dụng để để đồ, đặc biệt là những nơi công cộng thì thường được xác định là tài sản bỏ quên.
Căn cứ xác lập này chỉ áp dụng với tài sản là động sản vì chỉ có động sản mới có thể dịch chuyển, di dời mà không làm ảnh hưởng đến tính năng, công dụng của nó.
Từ quy định trên, có thể thấy rằng, người nhặt được tiền rơi không thể nghiễm nhiên trở thành chử sở hữu của tài sản đó được, mà phải trải qua một chuỗi các hành vì sau:
- Thông báo hoặc trả lại tiền cho người đánh rơi, bỏ quên tài sản nếu biết được địa chỉ của người đó.
- Thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại, nếu không biết địa chỉ của người đó.
- Sau một năm, nếu không xác định được chủ sở hữu số tiền trên hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì người nhặt được số tiền đó có thể trở thành chủ sở hữu số tiền, với điều kiện số tiền có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
Tuy nhiên, nếu số tiền có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản:người nhặt được tiền rơi sẽ được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Việc chủ sở hữu xuất hiện sau ngày tài sản đã bị xác lập quyền sở hữu không thể làm thay đổi hệ quả pháp lý của việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Bởi lẽ nếu giải quyết trả lại tài sản trong trường hợp này thì sẽ làm cho quy định về thời hiệu hưởng quyền trở nên vô nghĩa và tranh chấp dân sự sẽ phát sinh, kéo dài mãi không dứt.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.