Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng khác biệt. Bên cạnh việc phải tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế, nhân lực,quy mô … nhà đầu tư mà việc lựa chọn loại hình nào cũng được dựa trên đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Vậy, với công ty TNHH một thành viên thì loại hình này, doanh nghiệp có những đặc tính gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
-
Luật doanh nghiệp năm 2014
-
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Những đặc điểm cơ bản của Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số vốn điều lệ của công ty. Tuy cùng có chung đặc điểm là chỉ có một chủ sở hữu, nhưng loại hình này lại có những đặc điểm đặc biệt khác và tối ưu hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
Thứ nhất, xét về tư cách pháp lý
Có tư cách pháp nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân, tổ chứ đó phải thỏa mãn 4 yêu cầu theo luật định bao gồm:
-
Được thành lập hợp pháp.
-
Có tài sản riêng và phải tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
-
Nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật.
-
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Bằng việc đáp ứng được đầy đủ 4 yêu cầu đó thì doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân độc lập kể từ ngày thành lập.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức
Xét về thành viên: Thành viên Công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, tổ chức này phải có tư cách pháp nhân.
Xét về chủ sở hữu: chủ sở hữu công ty là thành viên của công ty. trừ trường hợp chủ sở hữu là tổ chức.
Thứ ba, Xét về trách nhiệm tài sản
Công ty trách nhiệm hữu hạn đúng với cái tên của nó, bởi vậy mà trách nhiệm tài sản cũng thuộc vào trách nhiệm hữu hạn. Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty đã góp ban đầu.
Căn cứ theo khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ chính là số vốn được đăng ký góp vốn tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Đây là tài sản được chủ sở hữu cam kết góp.
Thứ tư, Xét về cơ chế chuyển nhượng vốn
Việc chuyển nhượng vốn sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau bằng việc công ty sẽ đổi chủ hoặc đôi loại hình kinh doanh. Cụ thể thì:
-
Nếu chủ sở hữu có thể chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác,thì công ty sẽ thay đổi quyền sở hữu. Lúc này chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Cụ thể được quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Doanh nghiệp
-
Nếu chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác ( rút một phần vốn) thì công ty phải đăng ký chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khác có nhiều chủ sở hữu. Được quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2014.
Thứ năm, Xét về cơ chế huy động vốn
Việc huy động vốn đối với loại hình chỉ có một chủ sở hữu này cũng có nhiều hạn chết nhất định. các kênh doanh nghiệp được quyền huy động vốn bao gồm:
-
Huy động từ vốn vay: Các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu
-
Tự đưa thêm vốn vào
Lưu ý: Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn.
2. Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 TV gồm có:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
-
Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình công ty TNHH một thành viên)
-
Điều lệ Công ty
-
Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
-
Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền
Như vậy, khác với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì bộ hồ sơ để thành lập Công ty TNHH 1 TV sẽ không cần “Danh sách thành viên” vì đơn giản chỉ có 1 thành viên thì đâu cần danh sách (Đúng chứ?).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nới bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
-
Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
-
Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
-
Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
-
Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ như ở Bước 2.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102