Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Đồng Tháp

bởi Vân Anh
hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Kiên Giang

Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu về chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự là thủ tục mà người nước ngoài nên thực hiện khi muốn hồ sơ; tài liệu của mình được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Vậy muốn thực hiện thủ tục này ở Đồng Tháp cần những tài liệu gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Đồng Tháp.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 111/2011/NĐ-CP;

Thông tư 01/2012/TT-BNG;

Thông tư 157/2016/TT-BTC;

Nội dung tư vấn

Tại sao cần phải hợp pháp hóa lãnh sự?

Sở dĩ đặt ra yêu cần hợp pháp hóa lãnh sự vì: việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý; sử dụng được tại Việt Nam.

Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà Nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Như vậy:

Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Các loại hồ sơ, tài liệu thường thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Đồng Tháp?

Thường những tài liệu gồm các loại sau:

1) Giấy tờ tuỳ thân: bản chính hoặc bản sao y của bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu).

2) Giấy tờ; tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận)

Có thể là thư xác nhận kinh nghiệm; bằng cấp; chứng chỉ; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định; báo cáo tài chính; biên bản bàn giao; cam kết, giấy chứng nhận; chứng tử; đơn xin nghỉ phép; đơn xác nhận; cam đoan; giấy chứng nhận tốt nghiệp; tuyên thệ; giấy khám sức khoẻ; bảng điểm; tạm tr; thư bổ nhiệm; hồ sơ công ty; xét nghiệm ADN; xuất xứ hàng hoá…

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Đồng Tháp

Để tài liệu, giấy tờ được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, hồ sơ gồm:

1) Chuẩn bị và khai tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.

2) Giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân)

3) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự

4) Bản dịch giấy tờ tài liệu đề nghị số 3 (nếu tài liệu đề nghị không phải là tiếng Anh).

Cơ quan chức năng có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự các loại tài liệu giấy tờ thuận tiện

Cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam bao gồm:

  • Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh & Cần Thơ (sau đây gọi là Sở Ngoại vụ);
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (Cơ quan đại diện Việt Nam).
  • Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ, người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có quyền ký hợp pháp lãnh sự.
  • Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng Hợp pháp hóa – Chứng nhận lãnh sự Cục Lãnh sự, Trưởng phòng Lãnh sự Sở Ngoại vụ ký hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có thể uỷ quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký hợp pháp hóa lãnh sự.

Những loại giấy tờ không được chấp nhận khi hợp pháp hoá lãnh sự tại Đồng Tháp

  1. Văn bản không còn nguyên vẹn. Nội dung trên đó đã bị sửa hoặc tẩy xóa nhưng không được giải thích, đính chính kèm theo bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  2. Nội dung trên văn kiện giấy tờ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự có sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa các chi tiết với nhau. 
  3. Văn bản, giấy tờ được cấp là giả mạo hoặc chứng nhận không đúng theo quy định của luật pháp Việt Nam.
  4. Chữ ký, con dấu đóng mộc trên văn kiện, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự không phải là chữ ký, con dấu gốc.
  5. Nội dung trên văn kiện, giấy tờ xúc phạm đến cơ quan Nhà nước Việt Nam, gây kích động mâu thuẫn chính trị.

Khi sử dụng những loại giấy không hợp pháp, bị làm giả rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và lập biên bản khi nhận hồ sơ.

Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự

Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp. Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:

  1. Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
  2. Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
  3. Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
  4. Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách;

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Các bước thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Chờ giải quyết hồ sơ
Bước 4: Nhận kết quả

Yêu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào?

1. Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định quy định.
2. Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định quy định.

Ngôn ngữ hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm