Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, Bình Dương xưa nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phong phú; hòa quyện vào lịch sử – văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo. Người nước ngoài tới Bình Dương sinh sống cần hợp pháp hoá lãnh sự. Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Bình Dương thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
- Thông tư số 01/2012/NĐ-CP
- Thông tư số 36/2004/TT-BTC n
- Thông tư số 98/2011/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Khái niệm hợp pháp hoá lãnh sự
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; thì:
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Các loại hồ sơ, tài liệu thường thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Bình Dương?
Thường những tài liệu gồm các loại sau:
1) Giấy tờ tuỳ thân: bản chính hoặc bản sao y của bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu).
2) Giấy tờ; tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận)
Có thể là thư xác nhận kinh nghiệm; bằng cấp; chứng chỉ; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định; báo cáo tài chính; biên bản bàn giao; cam kết, giấy chứng nhận; chứng tử; đơn xin nghỉ phép; đơn xác nhận; cam đoan; giấy chứng nhận tốt nghiệp; tuyên thệ; giấy khám sức khoẻ; bảng điểm; tạm tr; thư bổ nhiệm; hồ sơ công ty; xét nghiệm ADN; xuất xứ hàng hoá…
Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Bình Dương được thực hiện thế nào?
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như trên
Bước 2. Gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự của người có nhu cầu đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định; cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu biên nhận (trừ trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện).
Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ; chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện hướng dẫn cho người đề nghị tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị thuộc quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 11/2011/NĐ-CP; quy định về các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự; và các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự; cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thực hiện từ chối hồ sơ và giải thích rõ cho người nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 3. Thời hạn xem xét và giải quyết hồ sơ
Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11, Khoản 4 Điều 14 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; thời gian giải quyết yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng thực lãnh sự là:
- 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hoặc
- không quá 05 ngày làm việc nếu hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên;
- có thể dài hơn nếu cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ., tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự.
Như vậy; thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu còn tùy thuộc vào số lượng cũng như tính chất của loại hồ sơ, tài liệu. Nhưng nhìn chung, thời gian này thường không quá 01 tuần làm việc.
Chi phí để thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Bình Dương
Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.
Lưu ý:
1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp lệ phí.
2. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Bình Dương
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp. Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách;
Hãy liên hệ để sử dụng dịch vụ hợp pháp hoá do Luật sư X cung cấp.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.
Địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cục Lãnh sự (Hà Nội) thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Hà Nội: 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội;
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại TPHCM: số 184 bis đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Cơ quan này thường là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.