Hệ thống pháp lý toàn quốc Luật sư X cung cấp Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý nhanh, giá rẻ và uy tín. Với đội ngũ Luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý tận tình, có trình độ chuyên môn cao. Luật sư X là đơn vị pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực: soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, đăng ký trợ giúp pháp lý, soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, soạn thảo đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý,…
Chúng tôi luôn mong muốn quý khách hàng có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi sử dụng dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu thực hiện soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý một cách nhanh nhất và đúng quy định . Luật Sư X xin cung cấp Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý uy tín, nhanh chóng. Nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các vấn đề khác có liên quan, Mời các bạn cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết này nhé.
✅Dịch vụ làm trích lục hộ khẩu | ⭐ Luật sư X cung cấp dịch vụ làm trích lục hộ khẩu trọn gói giá rẻ |
✅Dịch vụ tư vấn bảo hộ nhãn hiệu | ⭐ Tư vấn trình tự, thủ tục phải thực hiện bảo hộ nhãn hiệu |
✅Dịch vụ tư vấn trích lục khai sinh | ⭐Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về trích lục khai sinh, chúng tôi tin tưởng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong quá đăng ký trích lục. |
✅Dịch vụ làm trích lục kết hôn | ⭐ Luật sư X hỗ trợ trọn gói dịch vụ trích lục kết hôn thuận tiện, giá rẻ cho quý khách hàng |
Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của Luật sư X
Đối với nhiều người có khó khăn trong việc tiếp cận về pháp luật nhưng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ pháp lý hay đại diện cho mình thực hiện các giao dịch, thủ tục. Lúc này những đối tượng theo quy định có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý miễn phí. Để được trợ giúp pháp lý một cách nhanh nhất thì đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cần đầy đủ những thông tin, chứng minh rõ ràng, chi tiết. nếu bạn chưa biết cách soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, hãy sử dụng Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của Luật sư X nhé.
Cam kết dịch vụ Luật sư X
Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những lợi ích tối ưu nhất dựa trên các tiêu chí sau:
- An tâm về chất lượng dịch vụ: Luật sư X sở hữu đội ngũ luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trên nhiều lĩnh vực pháp luật. Ngoài ra, chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của bạn và sẽ thường xuyên cập nhật quá trình xử lý hồ sơ của bạn.
- Hiệu quả: Vấn đề cần giải quyết của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng và đúng pháp luật, từ đó loại bỏ rủi ro.
- Chi phí rõ ràng, chính xác, dựa trên mức độ phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa theo khả năng tài chính của khách hàng.
Luật sư X cung cấp các Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho trẻ em
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội
- Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người có khó khăn về tài chính
- Dịch vụ soạn thảo đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý
Liên hệ sử dụng Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý tại Luật sư X
Hình thức tư vấn trực tiếp
Luật sư X tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở 3 trụ sở:
- Trụ sở chính Hà Nội: Biệt thự số 1, Lô 4E Trung Yên 10B Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Trụ sở Hồ Chí Minh: Số 21, Đường số 7 CityLand Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp
- Trụ sở Bắc Giang: Số 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ
Hình thức tư vấn online
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
- C1: Liên hệ đến số hotline 0936 408 102
- C2:
- Đặt lịch Luật Sư gọi lại: https://lienhe.lsx.vn/dat-lich-goi
- Báo giá vụ việc: https://lienhe.lsx.vn/bao-gia-vu-viec
Hoặc tham gia Group tư vấn pháp luật miễn phí qua Zalo của Luật sư X:
- Để lại tin nhắn qua: https://zalo.me/g/vwwozd853
Vì sao nên sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của Luật sư X
Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện
- Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
- Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sự X có tính cạnh tranh cao tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
- Bảo mật thông tin khách hàng. Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bào mặt 100%.
Giá trị cho cộng đồng:
– Là sáng lập và vận hành group tư vấn đất đai trên Facebook và zalo với 50.000 thành viên:
– Hàng tuần, luật sư sẽ trực tiếp giải đáp và tư vấn cho người dân qua Livestream trên Fanpage và Tiktok:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
– Hỗ trợ pháp lý người dân thông qua các buổi tuyên truyền được sự ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương
- Hệ thống Luật sư X tư vấn pháp luật miễn phí tại Hà Nội
- Công ty Luật sư X tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân Đặng Xá
Trình động chuyên môn:
– Luật sư có kinh nghiệm trong giải quyết các trường hợp khó, có tính chất phức tạp mang lại kết quả có lợi cho thân chủ
– Là thương hiệu nằm trong top 10 thương hiệu Việt Nam độc quyền uy tín 2022 và rất nhiều bằng khen thưởng của các cấp
– Được khẳng định tên tuổi thông qua báo chí, truyền hình đề cập và đưa tin
– Sự khẳng định tên tuổi qua các kênh truyền thông, mạng xã hội (facebook, tiktok, youtube …)
– Luật sư thường xuyên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong nhiều lĩnh vực để linh hoạt trong công việc khách hàng (show các chứng chỉ học của luật sư hàng năm)
– Luôn có bảo hiểm nghề nghiệp khi hành nghề, khách hàng luôn được bảo vệ tối đa
– Được khách hàng là thương hiệu uy tín, người nổi tiếng thường xuyên lựa chọn sử dụng dịch vụ (ảnh chung, chụp feed back tin nhắn …)
Khi nào cần trợ giúp pháp lý?
Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng cần được giúp đỡ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật. Thông qua việc này sẽ góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trong đó, các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017):
– Tổ chức hành nghề luật sư;
– Tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý?
Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý bao gồm:
– Người có công với cách mạng.
– Người thuộc hộ nghèo.
– Trẻ em.
– Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định Luật Phòng, chống mua bán người 2011;
+ Người nhiễm HIV.
Mặt khác, người được trợ giúp pháp lý cũng có quyền tự mình hoặc thông qua những người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
Như vậy, những người thuộc các trường hợp được nêu trên sẽ có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý khi mà có nhu cầu.
Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Thành phần hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm:
* Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
* Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BTP và Thông tư 09/2022/TT-BTP, cụ thể:
– Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;
+ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
– Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo.
– Giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
+ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em.
– Giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó;
+ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.
– Giấy tờ chứng minh người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
– Giấy tờ chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo;
+ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.
– Giấy tờ chứng minh là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.
– Giấy tờ chứng minh là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc Giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.
– Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
+ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi.
– Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo Giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.
– Giấy tờ chứng minh là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
– Giấy tờ chứng minh là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
+ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ:
++ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra;
++ Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình;
++ Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.
– Giấy tờ chứng minh là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người.
– Giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.
– Các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.
* Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cách thức yêu cầu trợ giúp pháp lý
Cách thức để yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức có thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Gửi hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi hồ sơ qua fax hoặc hình thức điện tử.
* Lưu ý: Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý sẽ được thực hiện như sau:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức có thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cùng giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình làm đơn thì người tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ có thể tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hay điểm chỉ vào đơn.
– Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cùng giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh mình là người được trợ giúp pháp lý;
– Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử thì khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh mình là người được trợ giúp pháp lý.
Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
Nội dung chính của đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất (Mẫu số 02-TP-TGPL) có các nội dung chính sau đây:
– Các thông tin có liên quan về người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Các thông tin có liên quan về người được trợ giúp pháp lý;
– Nội dung vụ việc cần trợ giúp pháp lý
+ Tóm tắt về yêu cầu trợ giúp pháp lý
+ Yêu cầu hình thức cần trợ giúp pháp lý: Tư vấn pháp luật, Tham gia tố tụng, Đại diện ngoài tố tụng
+ Các tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
* Một số chú thích trong đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
(1): Tên tổ chức thực hiện việc trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người có yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên của người được trợ giúp pháp lý.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Dịch vụ soạn thảo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý chuẩn mới 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
– Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
– Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
– Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
– Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
– Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
– Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
– Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.