Xin chào Luật sư, tôi là giáo viên. Hành nghề đã được gần 43 năm, mặc dù vẫn còn tâm huyết với nghề nhà giáo này lắm. Nhưng mà, sức khỏe của tôi lại không còn đủ khả năng cho phép tôi đứng lớp nữa. Tôi muốn xin về hưu sớm. Mong Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi này. Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên phải viết như thế nào? Tôi cma rơn Luật sư.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Lương hưu là gì?
Lương hưu là khoản tiền mà người lao động được trả khi đã về hưu. Khoản thu nhập này được trích lại từ tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động đã đóng trong quá trình người lao động làm việc trước đây.
Qũy bảo hiểm xã hội, hoặc quỹ hưu trí, hoặc công ty bảo hiểm sẽ thanh toán lương hưu. Người lao động có thể nhận lương hưu hằng tháng hoặc nhận 01 lần tùy theo điều kiện đáp ứng của bản thân với quy định của luật Bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp được xin nghỉ hưu sớm
Để muốn được nghỉ hưu sớm tại Nghị định 108/2014/ NĐ-CP thì người lao động phải thuộc các trường hợp tinh giản biên chế tại Điều 6 của Nghị định này.
Nếu thuộc những trường hợp sau đây thì bạn sẽ được nghỉ hưu trước tuổi:
– Đối với trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội do Bộ Y Tế ban hành hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì cần đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
- Nam đủ 50 tuổi đến 53 tuổi. Nữ đủ 45 tuổi đến 48 tuổi;
- Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm, trong đó đủ 15 năm trong trường hợp làm nghề như trên.
– Trong trường hợp thuộc đối tượng tinh giản biên chế thì:
- Nam đủ 55 tuổi đến 58 tuổi. Nữ đủ 50 đến 53 tuổi.
- Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
– Là đối tượng tinh giản biên chế và có thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội do Bộ Y Tế ban hành hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên:
- Nam trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi. Nữ trên 48 đến dưới 50.
- Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 năm đáp ứng điều kiện làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội do Bộ Y Tế ban hành hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Là đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế đáp ứng được:
- Nam trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi. Nữ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi.
- Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
Ngoài quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định về các trường hợp xin về hưu trước tuổi. Tuy nhiên, những quyền lợi khi được nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP sẽ nhiều hơn so với Luật bảo hiểm xã hội: như không bị khấu trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và các trợ cấp khác tùy trường hợp cụ thể.
Điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi
Đối với người lao động nói chung, hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, để có thể nghỉ hưu trước tuổi được quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
– Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc là cán bộ, công chức, viên chức,… và các trường hợp đóng bảo hiểm khác được quy định tại điểm a, b, c, d, g, h, i khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (sau đây gọi tắt là người lao động) thì họ có thể nghỉ hưu trước tuổi khi đã đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời
Người lao động sau khi giám định y khoa mà xác định bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và đáp ứng về độ tuổi, theo đó: nam phải từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên.
Người lao động khi nghỉ việc mà đi giám định và có kết quả bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; công an nhân dân…. thuộc các trường hợp được quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trường hợp này, họ có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng đủ từ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên;
Trong từ 20 năm trở lên tham gia bảo hiểm xã hội, họ đã có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục mà pháp luật quy định.
Có thể thấy, khi người lao động chưa đáp ứng điều kiện để nghỉ hưu mà có nguyện vọng muốn nghỉ hưu trước tuổi thì tùy vào từng trường hợp, từng đối tượng mà họ sẽ cần đáp ứng những điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản họ đều phải đáp ứng điều kiện đóng từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Nếu họ không đáp ứng điều kiện về độ tuổi để nghỉ hưu mà cũng đồng thời không đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì họ sẽ không thể nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài việc đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì họ tùy vào từng trường hợp họ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác như: đạt được độ tuổi nhất định, bị suy giảm khả năng lao động hoặc đáp ứng điều kiện về thời gian làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
Ngoài ra, trong trường hợp người tham gia bảo hiểm là cán bộ, công chức, viên chức, hoặc người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, hoặc người giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, hoặc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu… và các trường hợp khác thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì ngoài việc được nghỉ hưu trước tuổi theo diện suy giảm khả năng lao động theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia bảo hiểm còn có thể nghỉ hưu theo diện tinh giảm biên chế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP. Cụ thể: Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ, được sửa đổi bởi khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP thì người lao động được nghỉ hưu trước tuổi theo diện bị tinh giảm biên chế khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Người lao động là đối tượng bị tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
– Đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể thuộc một trong các trường hợp sau:
Từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, từ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ đồng thời đáp ứng điều kiện trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội của họ có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động – Thương binh xã hội và Bộ y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, mà người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định thì mới có thể nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi
Kính gửi: ghi tên của đơn vị mà bạn đang công tác
Tên tôi là:…………………………….. (ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người đề nghị)
Giới tính (Nam/Nữ): …………………………………..
Sinh ngày……..tháng……năm……….. (ghi rõ ngày tháng năm sinh của người đề nghị)
Nơi sinh: …………………………………………………. (ghi rõ nơi sinh theo giấy khai sinh)
Số sổ BHXH: …………………………………………….
Chức vụ, đơn vị công tác: …………………………..
Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu: ……………………….(Ghi cụ thể số nhà, đường phố, thôn xóm; xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố)
Lý do nghỉ hưu trước tuổi: …………………………. (Trình bày lý do cụ thể)
Thời điểm nghỉ hưu trước tuổi: ngày…..tháng…năm…. (ghi rõ ngày tháng năm dự định sẽ nghỉ hưu)
Người làm đơn ghi ngày tháng năm, kí và ghi rõ họ tên. Sau đó nộp lên cơ quan xem xét và quyết định.
Hướng dẫn thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên
Nếu bạn thuộc trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau để được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi
– Sổ bảo hiểm đã chốt;
– Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí do người lao động lập kèm theo giấy đăng kí địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu, nơi khám chữa bệnh ban đầu của người lao động;
– Chứng minh nhân dân photo có chứng thực.
Nếu bạn vẫn đang công tác tại cơ quan thì công ty có trách nhiệm đi nộp lên cơ quan BHXH. Trong trường hợp bạn đã nghỉ việc bạn sẽ tiến hành tự nộp lên cơ quan BHXH.
Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, tùy vào từng đối tượng áp dụng mà người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi theo diện bị suy giảm khả năng lao động theo quy định của Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội (áp dụng chung cho tất cả người lao động) hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo diện bị tinh giảm biên chế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP (áp dụng cho một số đối tượng người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, công ty có vốn nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội). Trên cơ sở căn cứ nghỉ hưu trước tuổi theo diện nào thì việc xác định mức lương hưu mà người lao động được nhận khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
Đối với trường hợp nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động.
Đối với trường hợp người lao động nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động theo nội dung quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức lương hưu mà người lao động được nhận khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ được xác định theo khoản 3 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể được xác định như sau:
Mức lương hưu hàng tháng được nhận = tỷ lệ lương hưu x (nhân) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
– Tỷ lệ lương hưu được xác định như sau:
- Đối với lao động nữ: Thời điểm này là năm 2019, nên áp dụng cách tính lương hưu khi lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, thì tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm được tính thêm 2% cho mỗi năm; mức tối đa bằng 75%. Tuy nhiên, do nghỉ hưu trước tuổi, nên khi tính tỷ lệ lương hưu cho người lao động này thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, họ sẽ bị trừ đi (giảm đi) 2%.
- Đối với lao động nam: Cũng tương tự với lao động nữ, do lao động năm nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, nên công thức tính lương hưu của nam giới sẽ được xác định theo lộ trình. Theo đó, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng sau:
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm, mức tối đa hưởng tỷ lệ lương hưu là 75%. Tuy nhiên, do nghỉ hưu trước tuổi, nên khi tính tỷ lệ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi, thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động này sẽ bị trừ đi 2%.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: Được xác định theo quy định tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, và tùy thuộc vào việc người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc thời gian tham gia bảo hiểm người lao động tham gia theo cả hai chế độ tiền lương mà cách xác định cũng có sự khác nhau nhất định.
Trên cơ sở các căn cứ nêu trên thì người lao động có thể xác định được mức lương hưu hàng tháng mà họ được nhận khi được nghỉ hưu trước tuổi. Đối với trường hợp đủ điều kiện để nghỉ hưu sớm (nghỉ hưu trước tuổi) do bị suy giảm khả năng lao động thì thời điểm đủ điều kiện để người lao động hưởng lương hưu được xác định là ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp theo quy định.
Đối với trường hợp nghỉ theo diện bị tinh giảm biên chế.
Đối với các trường hợp đủ điều kiện để được nghỉ hưu sớm theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, thì căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, những trường hợp nghỉ hưu theo diện bị tinh giảm biên chế vẫn được hưởng chế độ lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Chính bởi vậy, có thể hiểu, người thuộc đối tượng và đủ điều kiện để nghỉ hưu theo diện bị tinh giảm biên chế sẽ có cách tính mức tiền lương hưu như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức tiền lương hưu của người lao động được xác định:
Mức tiền lương hưu hàng tháng được nhận = Tỷ lệ lương hưu x (nhân) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
- Đối với lao động nữ: Thời điểm này là năm 2019, nên áp dụng cách tính cho lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi thì mức lương hưu hàng tháng mà lao động nữ đủ điều kiện nghỉ hưu sớm trước tuổi trong diện bị tinh giảm biên chế được xác định như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi và được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ được tính thêm 2%; và mức hưởng tối đa bằng 75%.
- Đối với lao động nam: Thời điểm này là năm 2019, nên nếu lao động nam nghỉ hưu theo diện tinh giảm biên chế thì giống như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi, cách tính lương hưu sẽ được xác định như sau: mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, xác định theo bảng sau đây:
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm. Trong đó, theo quy định, tỷ lệ lương hưu được hưởng tối đa chỉ được xác định là 75%.
Trên đây là cách tính mức tiền lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Trong đó, mức bình quân tiền lương cũng được xác định theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền thưởng tết cho người hưu trí 2023 quy định thế nào?
- Mẫu giấy uỷ quyền nhận lương hưu năm 2023
- Thời hạn giấy ủy quyền nhận lương hưu là bao lâu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, theo Điều 7 Thông tư 115/2013/TT-BTC quy định về phí bảo hiểm hưu trí có thể đóng định kỳ hoặc một lần vào quỹ hưu trí tự nguyện tùy theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
Ngoài ra, có thể đóng góp thêm phí bảo hiểm (phần góp thêm ngoài khoản phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện.
Theo Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định như trên bố bạn đang hưởng lương hưu đã mất thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.