Hiện nay, số lượng doanh nghiệp được thành lập ở nước ta đang tăng trưởng nhanh chóng. Hoạt động đăng ký doanh nghiệp là một trong những hoạt động bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp được không? Pháp luật có quy định về việc dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp được không? Trong bài viết này, Luật Sư X sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Quy định của pháp luật về hộ chiếu
Hộ chiếu là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Thông tin trên hộ chiếu
Trong hộ chiếu sẽ có các thông tin như: số hộ chiếu, số chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân, ảnh chân dung 4 x 6 cm, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, nơi cấp, thời hạn của hộ chiếu, các trang trống để xác nhận thị thực.
Quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021:
“Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 26, Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp . Theo đó:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Người này sẽ nộp hoặc gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, sẽ gồm có các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên sáng lập, Các loại giấy tờ chứng thực cá nhân, tổ chức sáng lập.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ có đủ các điều kiện sau thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định; có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021:
“Điều 11. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.”
Như vậy, theo quy định thì khi đăng ký doanh nghiệp, các giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ bao gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với trường hợp là công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với trường hợp là người nước ngoài. Vì vậy, công dân Việt Nam có thể dùng Hộ chiếu Việt Nam để thay thế Thẻ căn cước công dân hoặc thay thế Chứng minh nhân dân để đăng ký doanh nghiệp; người nước ngoài có thể dùng Hộ chiếu nước nước ngoài để đăng ký doanh nghiệp, nếu hộ chiếu trong thời gian còn hiệu lực.
Sau khi đọc bài viết này, mọi người sẽ không phải băn khoăn về việc dùng hộ chiếu có đăng ký doanh nghiệp được không. Bởi vì câu trả lời là có thể dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp khi hộ chiếu còn hiệu.
Dùng hộ chiếu để sang tên sổ đỏ được không?
Theo quy định tại điều 9 hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất…thì khi thực hiện thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai còn được gọi theo cách thông thường là sang tên sổ đỏ hay sang tên sổ hồng, sang tên bìa đỏ…hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – bản chính;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – bản chính;
- Đơn đăng ký biến động đất đai – bản chính;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân – bản chính;
- Tờ khai lệ phí trước bạ – bản chính;
- Sơ họa thửa đất – bản chính nhằm phục vụ công tác tính thuế và áp vị trí tính thuế và các loại phí;
- Tờ khai thuế phi nông nghiệp – bản chính;
- Giấy tờ nhân thân như: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu – bản sao.
Như vậy nếu bị mất chứng minh nhân dân hoặc kể cả trường hợp có CMND nhưng không muốn sử dụng để ký hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ nhà đất mà thay thế bằng hộ chiếu cũng hoàn toàn được.
Video LSX giải đáp thắc mắc về dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
Mời bạn xem thêm
- Quy định về số hộ chiếu 2022 như thế nào?
- Hộ chiếu gắn chíp điện tử là gì?
- Nợ xấu ngân hàng có làm được hộ chiếu không?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về việc dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp và có thể áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thủ tục cấp hộ chiếu… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Tại điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn về việc mở và sử dụng thẻ ngân hàng có quy định khách hàng có thể sử dụng các giấy tờ sau để đăng ký thẻ ngân hàng: thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản. Theo đó, có thể dùng hộ chiếu còn thời hạn để mở tài khoản ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đi đăng ký kết hôn phải chuẩn bị các giấy tờ: tờ khai đăng ký kết hôn, giấy xác định tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Do đó, người có yêu cầu đăng ký kết hôn có thể dùng hộ chiếu để đăng ký kết hôn.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 5, giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền là Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh của người chưa đủ 14 tuổi. Tại điểm d khoản 2 Điều 36 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ được xét cấp lại giấy phép lái xe có bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài). Như vậy, hộ chiếu có thể thay thế chứng minh trong một số trường hợp nhất định.