Giải quyết tranh chấp thương chấp thương mại bằng trọng tài

bởi NguyenDucThuan
trọng tài thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tranh chấp thương mại (tranh chấp trong kinh doanh) ngày càng phổ biến. Thông thường khi có tranh chấp xảy ra các bên sẽ tiến hành đàm phán, thương lượng với nhau trước khi nhờ tới sự can thiệp của cơ quan thứ ba để giải quyết. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thì trọng tài rất được ưu chuộng đối với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại như thế nào?

Căn cứ pháp lí

Luật thương mại 2005

Luật trọng tài 2010

Trọng tài thương mại là gì?

Khoản 1 điều 3 luật trọng tài: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những đặc điểm sau:

  • Có sự tham gia của bên thứ ba: có quyền lựa chọn trọng tài viên (trọng tài viên có quyền đưa ra phán quyết)
  • Thủ tục tố tụng chặt chẽ hơn so với Hòa giải
  • Phán quyết trọng tài là sự kết hợp yếu tố thỏa thuận và tài phán

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài (giống với hòa giải thương mại). Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực (tức là không thuộc trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu).
  • Thỏa thuận trọng tài thực hiện được (tức là không thuộc trường hợp Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được).

Các hình thức trọng tài thương mại

Trọng tài vụ việc

Là phương thức do các bên thỏa thuận thành lập để giải quyết tranh chấp và tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài vụ việc của trọng tài vụ việc:

  •  Chỉ thành lập khi phát sinh tranh chấp và chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong
  •  Không có trụ sở thường trực; không có bộ máy điều hành, không có danh sách Trọng tài viên riêng
  •  Không có quy tắc tố tụng riêng

Trọng tài quy chế

Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Đặc điểm:

  •  Là tổ chức phi Chính phủ
  •  Có tư cách pháp nhân
  •  Có trụ sở giao dịch ổn định; có bộ máy điều hành, có danh sách Trọng tài viên riêng
  •  Có quy tắc tố tụng riêng
Trọng tài thương mại

Đặc trưng của trọng tài so với tòa án

Trọng tài thương mại là một trong hai loại thiết chế có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. So với toà án trọng tài thương mại có những đặc trưng riêng của nó là:

  • Về bản chất, trọng tài thương mại là tỏ chức xã hội-nghề nghiệp, được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại khi các bên tranh chấp có sự lựa chọn;
  • Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, ngoài những nguyên tắc giống với nguyên tắc trong tố tụng dân sự, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại còn có những nguyên tắc đặc trưng như: nguyên tắc tôn trọng thoả thuận trọng tài; nguyên tắc xét xử một lần, nguyên tắc xét xử không công khai;
  • Về thẩm quyền, trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại khi các bên có thoả thuận lựa chọn;
  • Về thủ tục tố tụng, việc giải quyết tranh chấp của tất cả các toà án nhân dân từ trung ương đến địa phương được tiến hành trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; trong khi đó, mỗi trung tâm trọng tài thương mại lại có quy tắc tố tụng riêng và khi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại được lựa chọn sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy tắc tố tụng của mình hoặc theo quy tắc tố tụng do các bên lựa chọn.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài”. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài

Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

Thỏa thuận trọng tài là gì?

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm