Giấy phép con là một phần không thể thiếu đối với một số nghành nghề trong kinh doanh. Nó đảm bảo an toàn về mặt pháp lí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy giấy phép con là gì?
Căn cứ pháp lí
- Luật luật sư 2012
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Giấy phép con là gì?
Giấy phép con là một từ ngữ pháp lí thông dụng sử dụng nhiều trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, là một văn bản thể hiện trên giấy sử dụng với mục đích xin phép cơ quan có thẩm quyền, đồng thời chứng nhận doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chuẩn để thực hiện việc kinh doanh một mặt hàng nào đó mà nhà nước không cấm, nói cách khác là các nghành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ví dụ cụ thể: Bạn muốn làm Luật sư bạn phải có giấy phép con hay còn gọi chứng chỉ hành nghề luật sư. Chứng chỉ đó là văn bản cuối cùng sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét các văn bản sau theo khoản 1 Điều 17 luật Luật sư, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Bản sơ yếu lý lịch cá nhân;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe;
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều ngành nghề kinh doanh luôn cần phải có giấy phép con trong quá trình hoạt động. Ví dụ trên Luật sư X đưa ra cho bạn dễ hình dung.
Mời bạn đọc xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô năm 2021
Các loại vi phạm liên quan đến giấy phép con
Đối với các hành vi liên quan đến giấy phép con, căn cứ Điều 6 nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt tùy vào hành vi vi phạm, cụ thể như sau:
- Đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cao nhất là 4.000.000 đồng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định thì phạt tiền lên đến 3.000.000 đồng và cao nhất là 6.000.000 đồng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định thì phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng và cao nhất là 20.000.000 đồng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu bạn có mong muốn kinh doanh, hãy tìm hiểu thật kỹ không chỉ về mô hình, vốn, cách thức kinh doanh,… mà đồng thời phải chú ý xem sản phẩm của mình có cần đáp ứng điều kiện nào không để còn xin giấy phép con nhé.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép con có tính chất tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác, cụ thể:
– Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)
– Thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.
Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.
Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy phép con.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Giấy phép con là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102