Trong cuộc sống, để đạt được mục đích của mình, nhiều người không ngần ngại mà thực hiện nhiều hành vi khác nhau nhằm gây sức ép lên tâm lí của người khác. Những tưởng việc làm đó chỉ là vô thưởng vô phạt vì thực chất, nó chỉ xuất phát từ mong muốn nhanh chóng hoàn thành mong muốn của mỗi người. Nhưng không. bạn hoàn toàn có thể trở thành bị can, bị cáo trong một vụ án hình sự nếu hậu qua gây ra là nặng nề với người khác đấy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Gửi thư đe dọa người khác bị tội gì? nhé.
Căn cứ pháp lí
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
1. Khái quát về hành vi gửi thư đe dọa người khác
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.
Trên tinh thần đó, có thể hiểu, gửi thư đe dọa người khác là hành vi của một người, chuẩn bị thư tay, hoặc các tin nhắn thông qua mạng xã hội như facebook, zalo với nội dung tiêu cực khiến cho người nhận thư tin rằng, họ hoặc người thân của họ sẽ phải gành chịu những điều bất lợi nếu như không đáp ứng những điều kiện nhất định mà người gửi thư yêu cầu.
Ví dụ: Vào tháng 8 năm 2018, chị Nguyễn Thị A (quê quán Hải Dương) có quen một người con trai có vẻ ngoài bảnh bao qua facebook, tên là Hà Văn B. Anh B hiện đang sinh sống và làm việc ở Gia Lai. Sau nửa tháng trò chuyện qua mạng xã hội, A và B thấy hai người khá hợp nhau, nên vào ngày 30/08/2018, B quyết định từ Gia Lai về Hải Dương ra mắt gia đình A.
Sinh nhật A, B mua tặng B một chiếc điện thoại trả góp. Chính thức quen nhau được 3 tháng, A phát hiện ra B là người dối trá, lươn lẹo nên A ngỏ ý muốn chia tay. Khi nghe lời đề nghị đó, B tìm đến nhà A, nói chuyện với bố mẹ A rằng khi trước A có nợ B 20 triệu, và nhắn với họ rằng nếu không trả sớm sẽ thuê người đánh, chém, chặt tay A ở ngoài đường. Thâm chí, B còn lén lút viết giấy và rải tờ rơi xung quanh khu vực nhà A về việc sẽ chặt tay A nếu như A không nhanh chóng thanh toán số nợ mà y “bịa” ra. Đến tận khi A đã lập gia đình, B vẫn thường xuyên gửi tin nhắn qua facebook, gọi điện đe dọa lúc nửa đêm hay sáng sớm, khiến A cảm thấy lo lắng, sợ hãi hết mực.
2.Gửi thư đe dọa người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội Đe dọa giết người:
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn khác làm người đó lo sợ rằng mình sẽ bị giết.
Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm hại quyền nhân thân được pháp luật hình sự bảo vệ, đó là quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của mỗi con người.
- Về phía hành vi người phạm tội:
-
- Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe dọa lo sợ. Hành vi này có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe dọa tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài da, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin,..
- Hành vi đe dọa của người phạm tội phải làm cho người đe dọa tin rằng mình thực sự sẽ bị giết, tức là có căn cứ xác định rằng hành vi đó sẽ được thực hiện. Căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe dọa không phải là căn cứ khách quan. Đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này, song lại là dấu hiệu khó xác định.
- Nếu người phạm tội sau lời đe dọa lại thực hiện một số hành vi như tìm kiếm phương tiện giết người hoặc chuẩn bị phương tiện giết người thì phải xác định rằng hành động đó có chủ ý là làm cho người bị đe dọa tưởng mình bị giết thật chứ không phải để nhằm tước đoạt tính mạng của người đe dọa. Chính vì mục đích đó, nên hành vi có vẻ chuẩn bị này, người phạm tội cố ý để cho người bị đe dọa nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng họ chắc chắn sẽ thông báo lại cho người bị đe dọa biết,còn hành vi chuẩn bị nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, người phạm tội phải thực hiện môt cách lén lút không ai biết, vì nếu để lộ sẽ không thực hiện được ý định giết người.
- Nếu người phạm tội có hành vi đe dọa, nhưng hành vi đó chỉ là phương pháp để thực hiện một tội khác, nhằm mục đích khác thì không phải là phạm tội đe dọa giết người như: hành vi đe dọa dùng bạo lực trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm nhân phẩm con người,…
- Về phía hành vi người bị hại:
- Người bị hại thực sự lo lắng và tin rằng hành vi đe dọa của người phạm tội chắc chắn sẽ được thực hiện. Thật khó có thể hình dung được một hành vi sẽ không bao giờ được thực hiện lại có thể làm người khác tin rằng nó sẽ xảy ra. Rõ ràng có sự lầm tưởng giữa người bị hại và những người khác về sự thật của hành vi. Điều này phụ thuộc vào hoạt động tư duy của mỗi người. Chính thái độ tâm lí của người bị đe dọa là dấu hiệu buộc tội bị cáo. Việc xác định sự sợ hãi của người bị đe dọa phải căn cứ thái độ, các hoạt động của họ sau khi nhận được sự đe dọa, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, mối quan hệ giữa bị cáo và người bị hại. Nếu trong hoàn cảnh đó, nhiều người cho rằng sự đoa dọa đó chắc chắn sẽ xảy ra thì mối lo sợ của bị hại hoàn toàn có căn cứ.
- Nếu người bị đe dọa không lo sợ bị giết mà lại lo sợ về những hậu quả khác do bị cáo có thể gây nên cho mình, thì dù bị cáo có hành vi đe dọa giết người cũng không phạm tội này.
- Người bị đe dọa có thể sợ người có hành vi đe dọa giết, nhưng cũng có trường hợp không sợ bị cáo giết mà lại sợ người khác giết mình, thì người có hành vi đe dọa vẫn phạm tội này.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Cụ thể:
- Về mặt lí trí: Người thực hiện nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa người khác mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cho tâm lí của người bị đe dọa.
- Về mặt ý chí: Tuy nhiên, chủ thể vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó
Theo đó, nếu người nhắn tin với nôi dung đe dọa sẽ giết người khác, khiến người đó lo lắng, bất an và hoảng sợ, và có cơ sở để tin rằng việc mình bị giết có thể xảy ra, thì chủ thể thực hiện hành vi nhắn tìn này sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể như sau:
- Khung cơ bản của tội phạm này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, được áp dụng cho các trường hợp tội không có tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2.
- Khung tăng nặng có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tội có 1 trong những tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 điều 133 BLHS 2015, theo đó, có 5 tình tiết định khung tăng nặng đó là:
-
- Đối với 2 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Đối với người dưới 16 tuổi;
- Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 2015, qui định về dấu hiệu pháp lí của tội đe doạ giết người thì không có thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1999. Qui định về tội đe doạ giết người có một số thay đổi về đường lối xử lý hình sự, sửa đổi khung hình phạt đối với tội này như sau: Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (trước đây là 2 năm) hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (trước đây mức phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm); bổ sung trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
3.Gửi thư đe dọa người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số, vô tuyến điện:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Theo đó, nếu hành vi gửi thư không mang tính chất đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận được tin nhắn phải thực hiện những yêu sách thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102