Việc treo biển tại cơ sở kinh doanh là để nhận biết nơi đặt trụ sở và tên của cơ sở kinh doanh đó. Có rất nhiều chủ hộ kinh doanh băn khoăn liệu hộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển tại trụ sở không?
Chào luật sư X! Hiện tại gia đình em đang kinh doanh cửa hàng tạp hóa, giấy tờ đầy đủ, phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện an toàn trật tự. Vậy luật sư cho em hỏi có quy định nào nói về cách đặt biển hiệu, nội dung trên biển hiệu không? Có bắt buộc phải treo biển hay không?
Cảm ơn bạn đã quan tâm! Bộ phận hỏi đáp luật doanh nghiệp văn phòng Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh:
– Do một cá nhân hoặc một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ;
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;
– Sử dụng dưới 10 lao động;
– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển không?
Hiện nay, theo quy định về doanh nghiệp nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.
Cụ thể việc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88).
Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển tại trụ sở chính giống như doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo về sản phẩm của mình, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.
Hộ kinh doanh treo biển thế nào?
- Nội dung biển
Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, biển hiệu của hộ kinh doanh phải có các nội dung sau:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Địa chỉ, điện thoại.
- Chữ viết trong biển
- Chữ viết trong biển quảng cáo phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.
- Kích thước biển hiệu
- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Lưu ý: Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Xem thêm: Quy định về treo biển hiệu tên công ty
- Cách đặt biển hiệu
Theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BXD, vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo mỹ quan đô thị;
- Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
- Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
- Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.
Phạt tiền lên tới 10 triệu đồng khi vi phạm quy định về treo biển hiệu.
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, khi treo biển hiệu tại trụ sở chính, hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau:
– Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
– Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển hiệu tại trụ sở chính. Việc treo biển hiệu là tuy vào nhu cầu của chủ hộ kinh doanh để quảng cáo sản phẩm kinh doanh của mình. Trên thực tế hầu hết các hộ kinh doanh đều treo biển nhằm mục đích quảng bá sản phẩm để nhiều người tiêu dùng biết đến và từ đó việc kinh doanh của họ cũng thuận lơi hơn.
Xem thêm: Cho người khác thuê nhà để treo biển tên công ty có sao không?
Hi vọng rằng nội dung “Hộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển không?” Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Việt Kiều thành lập công ty tại Việt Nam có được phép?” answer-0=”Trên thực tế hành nghề tôi đã gặp rất nhiều trường hợp anh chị em Việt Kiều – đã mất quốc tịch Việt Nam trong quá trình sinh sống nhưng rất muốn về quê hương để tạo lập một doanh nghiệp. Phải khẳng định rằng, quyền thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam hiện nay không bị hạn chế bởi quốc tịch mà đã có những cơ chế “thoáng” hơn tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa, không chỉ người có quốc tịch Việt Nam mà những người gốc Việt, những người nước ngoài đều có thể tạo lập công ty tại Việt Nam.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Việt Kiều” answer-1=”Dựa trên kinh nghiệm hành nghề thì tôi có thể khuyên anh chị em Việt Kiều với 02 lựa chọn như sau: Cách 1: Để được áp dụng những chế độ chính sách và không hạn chế kinh doanh như đối với công dân Việt Nam thông thường thì anh chị có thể tiến hành xin nhập lại quốc tịch Việt Nam, khi đó thì anh chị sẽ được coi như nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty. Tuy nhiên, cách thức này sẽ có một số hạn chế như một số quốc gia sẽ yêu cầu anh chị thôi quốc tịch sau khi nhập tịch tại Việt Nam, điều này nhiều anh chị Việt Kiều sẽ không mong muốn … Cách 2: Thực hiện thành lập doanh nghiệp với thủ tục dành cho người nước ngoài. Đối với phương án này thì thủ tục sẽ phức tạp hơn, hạn chế, tốn kém chi phí hơn so với cách thứ 1. Quy trình sẽ thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ để xin chấp thuận chủ trương dự án đầu tư tại Việt Nam – kết quả là giấy chứng nhận đầu tư; Bước 2: Xin giấy phép con đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Giấy phép về môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…; Bước 3: Tạo lập doanh nghiệp dựa trên những giấy phép tại Bước 1 và Bước 2. Sau khi hoàn thiện các bước trên thì doanh nghiệp của anh chị đã đủ điều kiện để hoạt động tại Việt Nam.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Điều kiện tạm ngừng kinh doanh?” answer-2=”Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, nó tương tự như quyền được đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký kinh doanh và giải thể, phá sản công ty. Tuy nhiên để thực thi quyền này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện tạm ngừng kinh doanh trước khi làm các thủ tục tạm ngừng, cụ thể như sau: Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ gửi đến cơ quan quản lý trước 03 ngày kể từ ngày chính thức tạm ngừng kinh doanh; Mã số thuế, mã số doanh nghiệp không bị tạm khóa hoặc có văn bản hạn chế thay đổi của cơ quan quản lý (cơ quan thuế, phòng đăng ký kinh doanh): nhiều doanh nghiệp nợ thuế, không kê khai báo cáo thuế quá thời gian quy định hoặc bị xử phạt hành chính nhưng chưa chấp hành khiến cơ quan chức năng có những động thái này; Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp thực hiện sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm vốn, cổ đông, thay đổi trụ sở và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng nhận được phản hồi yêu cầu bổ sung. Với yêu cầu này thì buộc doanh nghiệp phải hoàn tất hồ sơ hoặc thủ tục trước đó để bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; Đã tạm ngừng kinh doanh các đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) của công ty. Có thể thấy, so với Luật doanh nghiệp 2014 thì Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào 01/01/2021 đã cải thiện hơn những quy định, điều kiện tạm ngừng kinh doanh, giảm thời gian thông báo tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp từ 15 ngày xuống còn 3 ngày.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]