Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, nhưng nhiệm vụ chính của nó không phải là thúc đẩy phát triển kinh tế, mà là giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy ổn định chính trị – xã hội. Vì vậy, thành lập hợp tác xã ngày càng được ưa chuộng và trở thành ưu tiên thúc đẩy sự phát triển tại Việt Nam. Vậy Hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định năm 2023 bao gồm những giấy tờ gì? hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
- Luật hợp tác xã 2012
Hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành
Theo Luật Hợp tác xã 2012, Hợp tác xã có thể được hiểu như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Ngoài ra, còn có một khái niệm nữa, đó là Liên hiệp hợp tác xã: Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Liên hiệp hợp tác xã.
Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã như sau:
– Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể:
+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
+ Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật này;
+ Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 Luật này;
+ Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 Luật này.
– Hợp tác xã có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trực tiếp tại cơ quan đăng ký hợp tác xã hoặc qua đường bưu điện.
– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có giá trị pháp lý kể từ ngày cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Hợp tác xã có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
– Hợp tác xã đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trước khi Thông tư này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này. Hợp tác xã sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã.
– Trường hợp hợp tác xã có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực sang Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, hợp tác xã nộp giấy đề nghị kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp trước đây và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký hợp tác xã để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, hợp tác xã muốn đăng ký thành lập phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định và gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, cụ thể là phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị thành lập hợp tác xã và hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định năm 2023
Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:
“Điều 7. Đăng ký thành lập hợp tác xã
- Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
b) Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
c) Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
d) Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
e) Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua. - Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.”
Mẫu đơn đề nghị thành lập hợp tác xã
Quy trình thành lập hợp tác xã năm 2023
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
– Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài).
– Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: (1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định;
+ Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
+ Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã
– Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Lệ phí đăng ký thành lập liên hiệp hợp tác xã là bao nhiêu 2023?
- Thủ tục tăng vốn điều lệ hợp tác xã năm 2023
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT) thì hiện nay pháp luật cho phép người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số điều như sau:
Trường hợp người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã thì người được ủy quyền phải nộp những giấy tờ sau đây:
(1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
(2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
(1) Nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT như sau:
Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã.
(2) Cơ quan đăng ký hợp tác xã được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP là phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(3) Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2109/TT-BKHĐT như sau:
Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
Có đủ giấy tờ theo quy định;
Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký hợp tác xã;
Đã nộp lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số hợp tác xã
Khi hồ sơ đăng ký hợp tác xã đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký hợp tác xã được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số hợp tác xã và chuyển mã số hợp tác xã sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã để cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp cho hợp tác xã. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã sẽ được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.
Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số hợp tác xã thì phải gửi thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, trong đó nêu rõ lý do từ chối để cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo cho hợp tác xã.