Hợp đồng khoán việc là một trong những loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay. Nó được người lao động ký kết đối với bên lao động với các công việc diễn ra theo thời vụ, có nhu cầu sử dụng lao động đã có trình độ nghiệp vụ thực hiện công việc một cách nhanh chóng. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc. Sau đó bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
Như vậy, đây là hợp đồng thuê lao động thực hiện công việc và sau khi hoàn thành công việc sẽ được trả thù lao. Tuy nhiên hợp đồng này khác với hợp đồng lao động. Hợp đồng khoán việc giao toàn bộ hoặc một phần khối lượng công việc cụ thể cho bên khác có thể là một hay nhiều lao động và chỉ quan tâm đến kết quả sau khi đã hoàn thành.
Đặc điểm của hợp đồng khoán việc
- Mang tính chất thời vụ, không thường xuyên, không ổn định lâu dài.
- Khi thực hiện xong công việc được giao người nhận khoán mới được thanh toán khoản thù lao khoán việc.
- Thông thường sẽ không được bên giao khoán cung cấp về tài liệu, vật chất, kỹ thuật, công cụ để thực hiện công việc mà chủ yếu phải tự chuẩn bị.
- Bên được giao khoán chủ yếu là một nhóm người đã có trình độ, kỹ thuật chuyên môn để thực hiện công việc được giao.
- Loại hợp đồng này không được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật cho nên hợp đồng chỉ cần tuân theo những quy định chung về hình thức và nội dung của hợp đồng. Nội dung trong hợp đồng không được trái với quy định pháp luật.
Nội dung hợp đồng khoán việc
- Thông tin của hai bên thuê khoán và bên nhận khoán. Bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức vụ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân,…
- Nội dung công việc: ghi yêu cầu cụ thể công việc của bên thuê khoán với bên nhận khoán.
- Tiến độ thực hiện công việc: ghi nhận về địa điểm làm việc, thời gian thực hiện công việc.
- Thù lao sau khi hoàn thành: số tiền bằng số, bằng chữ, đơn vị tính, thời hạn và tiến độ trả thù lao, hình thức thanh toán thù lao đưa tiền mặt trực tiếp hay chuyển khoản.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Cam kết của các bên khi thực hiện hợp đồng, lựa chọn hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng.
- Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng.
- Xác nhận bằng chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền.
Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng này có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng đó.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
Có thể bạn quan tâm
- Hợp đồng li-xăng là gì?
- Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?
- Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hợp đồng khoán việc là gì?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc. Sau đó bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
– Cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó.
– Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này.