Xã hội hiện nay càng ngày càng phức tạp. Hoa hậu bán dâm, đi nghe nhạc bị sốc thuốc,…. diễn ra khiến nhiều người tự hỏi các tiêu chuẩn về văn hóa, đạo đức phải chăng đang xuống cấp. Mà một dấu hiệu phổ biến của văn hóa đó là danh hiệu “Gia đình văn hóa” được trao cho những gia đình đặc biệt có văn hóa. Vậy làm thế nào để đạt gia đình văn hóa và liệu gia đình văn hóa có văn hóa thật không trước bối cảnh rối ren của xã hội?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật thi đua khen thưởng 2003
- Nghị định 122/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
I. Thế nào là gia đình văn hóa?
Gia đình văn hóa có thể được hiểu như sau: Gia đình văn hóa là gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và đoàn kết xóm giềng.
Theo điều 29 Luật thi đua khen thưởng thì gia đình văn hóa là gia đình có đủ cả 3 tiêu chí như sau:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú.
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
- Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.
II. Làm thế nào để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa
Chính phủ mới ban hành nghị định 122/2018/NĐ và sẽ có hiệu lực từ ngày 05/11/2018. Theo đó từng tiêu chí một trong 3 tiêu chí nêu trên sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn như sau:
1. Các tiêu chuẩn đánh giá Gia đình văn hóa
Tiêu chí 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú:
- Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
- Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
- Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị;
- Tham gia hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú.thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
- Tham gia bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
- Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
- Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
- Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
- Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ; không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
Tiêu chí 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
- Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng
- Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, thủy chung, một vợ một chồng
- Thực hiện tốt chính sách dân số, bình đẳng giới;
- Các thành viên tham gia bảo hiểm y tế và được hăm sóc sức khỏe
- Thành viên gia đình có nếp sống lành mạnh, ứng xử văn minh
- Tương trợ, giúp đỡ cộng đồng khi có khó khăn, hoạn nạn
Tiêu chí 3: Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả:
- KInh tế gia đình ổn định, phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng
- Tham gia cương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội do địa phương tổ chức
- Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng
- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường
- Sử dụng nước sạch
- Có công trình phụ hợp vệ sinh
- Có phương tiện nghe, nhìn thường xuyên và được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa xã hội
Ngoài ra thành viên gia đình phải không rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính
- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nộp thuế
- Bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường
- Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết
- Có bạo lực gia đình và bị xử phạt hành chính
- Mắc các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm, cờ bạc,…
- Tham gia tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh xã hội
2. Cách đánh giá gia đình văn hóa:
Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy định, thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa là 100 điểm.
Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.
Một gia đình được coi là gia đình văn hóa nếu:
- Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên.
- Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên.
- Hộ gia đình không thuộc 2 trường hợp nêu trên đạt từ 85 điểm trở lên.
Việc bình bầu, chấm điểm sẽ được thực hiện trong cuộc họp bình xét của khu dân cư do trưởng khu dân cư tổ chức.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102