Lắp còi hú có bị phạt không?

bởi Luật Sư X

Lắp, độ còi hú khiến âm thanh khác lạ, to hơn khiến nổi bật trong đám đông khi đang tham gia giao thông thì có bị xử phạt hay không và mức phạt là bao nhiêu?
Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 55/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Luật giao thông không cho phép lắp còi hú

Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rất rõ các nguyên tắc:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Việc độ thêm, lắp thêm còi hú được coi là thay đổi tổng thành, hệ thống của xe không đúng thiết kế. Do đó đây là hành vi bị nghiêm cấm.

2. Mức xử phạt như thế nào?

Với hành vi lắp thêm, độ thêm còi hú có thể bị xử lý với 3 mức phạt khác nhau.

Đầu tiên là với lỗi thay đổi tổng thanh, hệ thống xe theo quy định tại điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: 

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Tiếp theo là lỗi gây ồn ào vào ban đêm Quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

Và nặng nhất là vi phạm về môi trường âm thanh được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, tất nhiên tùy từng mức độ sẽ có những chế tài xử phạt khác nhau, cao nhất lên tới 160 triệu đồng:

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

Như vậy, việc sử dụng còi xe không đúng quy định không những gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông mà còn khiến hệ quả để lại là mức xử phạt hành chính rất nặng. 

Hãy lưu ý!

Bài viết tham khảo:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm