Mang theo Batoong để phòng thân có phạm luật?

bởi Luật Sư X

Ba toong có được coi là công cụ hỗ trợ hay không? Có được cầm batoong theo người khi đi xa để phòng thân?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

  1. Bộ Luật Hình sự năm 2015
  2. Bộ luật dân sự năm 2015
  3. Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  4. Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Công cụ hỗ trợ là gì

Công cụ hỗ trợ được định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (Trước đây là Pháp lệnh Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2011), Công cụ hỗ trợ hiểu đơn giản là:

11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

Như vậy, không phải ai cũng được sử dụng công cụ hỗ trợ mà chỉ có một nhóm đối tượng nhất định được sử dụng, đơn cử như người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ …

Nếu không phải thuộc nhóm đối tượng sử dụng cộng cụ hỗ trợ mà sử dụng thì tất nhiên sẽ bị xử phạt, mức xử phạt lên đến 1 triệu đồng theo Điều 10 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

Do đó, việc phân định vật dụng là công cụ hỗ trợ hay không rất quan trọng vì sẽ giảm thiểu rủi ro về vi phạm pháp luật và bị phạt

2. Ba toong là gì

Trước hết, khi nhắc đến ba toong thì chúng ta sẽ liên tưởng đến một vật dụng nhằm hỗ trợ khả năng di chuyển, đi lại của người già hoặc bị thương ở chân. Như vậy, nếu đơn thuần là chiếc Batoong thì nó không phải vật dụng có chức năng cơ hữu là gây sát thương và cũng không được quy định là công cụ hỗ trợ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Như vậy, Batoong không được coi là công cụ hỗ trợ và sẽ không vi phạm nếu cầm đi để phòng thân. Tuy nhiên, nếu chỉ là vật dụng với cái tên “Batoong” mà thực chất là một chiếc gậy mang tính sát thương, hoặc dùi cui kiểu kéo dài thì rất dễ vi phạm. 

Ngoài ra, khi cầm theo bên người để phòng thân thì không sao nhưng nếu sử dụng để gây thương tích, đủ điều kiện thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là xử lý hình sự theo quy định về tội cố ý gây thương tích:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm